Bài tập trắc nghiệm Toán 6 Chương 1 (có đáp án): Số tự nhiên - Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo
Với bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 Chương 1: Số tự nhiên chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện để biết cách làm các dạng bài tập Toán 6.
Bài tập trắc nghiệm Chương 1: Số tự nhiên có đáp án - Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 2: Tập hợp số tự nhiên. Ghi số tự nhiên
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 3: Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 6: Chia hết và chia có dư. Tính chất chia hết của một tổng
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 1: Tập hợp, Phần tử của tập hợp
Dạng 1.Tập hợp. Phần tử của tập hợp
Câu 1. Cách viết tập hợp nào sau đây là đúng?
A. A = [0; 1; 2; 3]
B. A = (0; 1; 2; 3)
C. A = 1; 2; 3
D. A = {0; 1; 2; 3}
Câu 2. Cho B = {2; 3; 4; 5}. Chọn câu sai.
A. 2∈B
B. 5∈B
C. 1∉B
D. 6∈B
Câu 3. Cho A là tập hợp các số chẵn lớn hơn 15. Số nào trong các số sau là một phần tử của A?
A. 0
B. 13
C. 20
D. 21
Câu 4. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm và 8 thiên thể quanh quanh Mặt Trời gọi là các hành tinh. Đó là sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương.
Cho S là tập hợp các hành tinh của Hệ Mặt Trời. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. S là tập hợp có 8 phần tử.
B. Sao Thủy không thuộc S.
C. S là tập hợp có 9 phần tử.
D. Mặt Trời là một phần tử của S.
Câu 5. A là tập hợp tên các hình trong Hình 3:
Khẳng định nào sau đây đúng?
A. A = {Hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác}
B. A = {Hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình bình hành}
C. A = {Hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình bình hành, hình thang cân}
D. A = {Hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình bình hành, hình thang}
Câu 6. Cho tập hợp E = {0; 2; 4; 6; 8}. Hãy chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp E.
A. Các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10
B. Các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 11
C. Các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 12
D. Các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 8
Câu 7. Cho tập hợp A = {x∈N|2 < x ≤ 7} . Kết luận nào sau đây không đúng?
A. 7∈A
B. Tập hợp A có 5 phần tử
C. 2∈A
D. Tập hợp A gồm các số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn hoặc bằng 7
Câu 8. Dùng ba chữ số 0; 4; 6 để viết tập hợp các số có ba chữ số khác nhau. Hỏi tập này có bao nhiêu phần tử?
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
Câu 9. Cho tập hợp A = {x∈N|1990 ≤ x ≤ 2009}. Số phần tử của tập hợp A là
A. 20
B. 21
C. 19
D. 22
Câu 10. Tập hợp C các số tự nhiên x sao cho x – 10 = 15 có số phần tử là
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Trắc nghiệm Toán 6 Bài 2: Tập hợp số tự nhiên. Ghi số tự nhiên
Câu 1. Tập hợp số tự nhiên được kí hiệu là
A. N
B. N∗
C.{N}
D. Z
Câu 2. Số tự nhiên liền sau số 2018 là
A. 2016
B. 2017
C. 2019
D. 2020
Câu 3. Số tự nhiên nhỏ nhất là số
A. 1
B. 0
C. 2
D. 3
Câu 4. Số liền trước số 1000 là
A. 1002
B. 990
C. 1001
D. 999
Câu 5. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nếu x∈N thì x∉N∗
B. Nếu x∈N thì x∈N∗
C. Nếu x∉N∗ thì x∉N
D. Nếu x∈N∗ thì x∈N
Câu 6. Cho n là một số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn 5. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. n nằm bên phải điểm 5 trên tia số
B. n nằm bên trái điểm 2 trên tia số
C. n nằm bên phải điểm 2 trên tia số
D. n nằm bên phải điểm 5 và cách điểm 5 một đơn vị trên tia số.
Câu 7. Thay a và b bằng một số tự nhiên phù hợp trong trường hợp sau:
17, b, a là ba số lẻ liên tiếp tăng dần.
A. a = 21, b = 19
B. a = 19, b = 21
C. a = 13, b = 15
D. a = 15, b = 13
Câu 8. bằng:
A. a x 1000 + 0 x 100 + 0 x 10 + 1
B. 1000 + 0 x 100 + 0 x 10 + 1
C. a x 1000 + 1 x 100
D. a + 0 + 0 + 1
Câu 9. Viết số 24 bằng số La Mã
A. XXIIII
B. XXIX
C. XXIV
D. XIV
Câu 10. Số La Mã XXIV biểu diễn số nào trong hệ thập phân?
A. 26
B. 16
C. 14
D. 24
Câu 11. Năm 2000 là thế kỉ bao nhiêu?
A. XX
B. XIX
C. XXI
D. XXX
....................................
....................................
....................................