X

Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo

Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương (Lý thuyết Toán lớp 7) - Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với tóm tắt lý thuyết Toán 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh lớp 7 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 7.

Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương (Lý thuyết Toán lớp 7) - Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương

1. Hình hộp chữ nhật

Hình hộp chữ nhật có 6 mặt đều là hình chữ nhật gồm hai mặt đáy và bốn mặt bên.

Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương (Lý thuyết Toán lớp 7) | Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Ví dụ: Hình hộp chữ nhật ABCD. EFGH có:

- Tám đỉnh: A, B, C, D, E, F, G, H.

- Mười hai cạnh: AB, BC, CD, DA, EF, FG, GH, HE, AE, BF, CG, DH.

- Ba góc vuông ở mỗi đỉnh. Chẳng hạn, 3 góc vuông ở đỉnh A: góc EAD, góc EAB, góc BAD.

- Bốn đường chéo: AG, BH, CE, DF.

2. Hình lập phương

Hình lập phương là hình có 6 mặt đều là hình vuông.

Ví dụ: Hình lập phương ABCD. MNPQ

Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương (Lý thuyết Toán lớp 7) | Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

- Tám đỉnh: A, B, C, D, M, N, P, Q.

- Mười hai cạnh: AB, BC, CD, DA, MN, NP, PQ, QM, AM, BN, CP, DQ.

- Ba góc vuông ở mỗi đỉnh. Chẳng hạn, 3 góc vuông ở đỉnh A: góc MAD, góc MAB, góc BAD.

- Bốn đường chéo: AP, BQ, CM, DN.

Bài tập Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương

Bài 1: Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD. MNKH

a) Nêu các cạnh và đường chéo.

b) Nêu các góc ở đỉnh K và đỉnh H.

c) Kể tên các cạnh bằng nhau.

Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương (Lý thuyết Toán lớp 7) | Chân trời sáng tạo (ảnh 3)

Hướng dẫn giải

a) Các cạnh của hình hộp chữ nhật ABCD. MNKH là: AB, BC, CD, DA, MN, NK, KH, HM, AM, BN, CK, DH.

b) Các góc ở đỉnh K là: góc CKH, góc CKN, góc HKN.

Các góc ở đỉnh H là: góc DHM, góc DHK, góc KHM.

c) Các cạnh bằng nhau: AB = CD = HK = MN;

AD = BC = NK = MH;

AM = BN = CK = DH.

Bài 2: Quan sát hình lập phương EFGH. MNPQ

a) Biết PQ = 5 cm. Độ dài các cạnh HG, HQ bằng bao nhiêu?

b) Nêu tên các đường chéo của hình lập phương đó.

Hướng dẫn giải

Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương (Lý thuyết Toán lớp 7) | Chân trời sáng tạo (ảnh 4)

a) Vì EFGH. MNPQ là hình lập phương nên các mặt đều là hình vuông.

Khi đó, HQPG là hình vuông.

Vậy HQ = HG = 5 cm.

b) Các đường chéo của hình lập phương EFGH. MNPQ là EP, FQ, GM, HN.

Học tốt Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương

Các bài học để học tốt Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương Toán lớp 7 hay khác:

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: