X

Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo

Phép nhân và phép chia đa thức một biến (Lý thuyết Toán lớp 7) - Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với tóm tắt lý thuyết Toán 7 Bài 4: Phép nhân và phép chia đa thức một biến hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh lớp 7 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 7.

Phép nhân và phép chia đa thức một biến (Lý thuyết Toán lớp 7) - Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Phép nhân và phép chia đa thức một biến

1. Phép nhân đa thức một biến

Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi đơn thức của đa thức này với từng đơn thức của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.

Ví dụ 1: Thực hiện phép nhân:

a) 3x. (2x2 – 4x + 5);

b) (2x + 3). (x + 1).

Hướng dẫn giải:

a) Ta có: 3x. (2x2 – 4x + 5) = 3x. 2x2 + 3x. (–4x) + 3x. 5

= 6x3 – 12x + 15x;

b) Ta có: (2x + 3). (x + 1) = 2x. (x + 1) + 3. (x + 1)

= 2x. x + 2x. 1 + 3. x + 3. 1

= 2x2 + 2x + 3x + 3

= 2x2 + (2x + 3x) + 3

= 2x2 + 5x + 3.

2. Phép chia đa thức một biến

Trường hợp 1: Chia đa thức cho đa thức (chia hết)

Cho hai đa thức P và Q (với Q ≠ 0). Ta nói đa thức P chia hết cho đa thức Q nếu có đa thức M sao cho P = Q. M.

Ta gọi P là đa thức bị chia, Q là đa thức chia và M là đa thức thương (gọi tắt là thương).

Kí hiệu M = P : Q hoặc M = PQ.

Ví dụ: Thực hiện phép chia 6x6− 8x5 + 10x4 cho 2x3.

Hướng dẫn giải:

Ta có: (6x6 − 8x5 + 10x4): 2x3

= (6x6 : 2x3) – (8x5: 2x3) + (10x4 : 2x3)

= 3x3 − 4x2 + 5x.

Chú ý: Để thực hiện phép chia đa thức, người ta thường viết các đa thức đó thành đa thức thu gọn và sắp xếp các đơn thức theo lũy thừa giảm dần rồi thực hiện phép chia.

Trường hợp 2: Chia đa thức cho đa thức (phép chia có dư)

Khi chia đa thức A cho đa thức B với thương là Q, dư là R thì A = B. Q + R, trong đó bậc của R nhỏ hơn bậc của B.

Ví dụ: Thực hiện phép chia: P(x) = 3x2 − 5x + 2 cho Q(x) = x – 2.

Hướng dẫn giải: Thực hiện phép chia, ta được:

Phép nhân và phép chia đa thức một biến (Lý thuyết Toán lớp 7) | Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Do đó phép chia đa thức P(x) cho Q(x) là phép chia có dư với số dư là 4.

Vậy 3x2 − 5x + 2= (x – 2). (3x + 1) + 4.

3. Tính chất của phép nhân đa thức một biến

Tính chất: Cho A, B, C là các đa thức một biến với cùng một biến số.

-Tính chất giao hoán: A. B = B. A;

-Tính chất kết hợp: A. (B. C) = (A. B). C.

Ví dụ: Thực hiện phép tính: 6. (x2 – 2).12;

Hướng dẫn giải:

Ta có: 6. (x2 – 2).12= 6. (x22).12=6.12.(x22)

= 3. (x2 – 2) = 3x2 – 6.

Bài tập Phép nhân và phép chia đa thức một biến

Bài 1. Thực hiện phép nhân

a) (4x – 3)(x + 2);

b) (5x + 2)(–x2 + 3x +1);

c) (2x2 – 7x + 4)(–3x2 + 6x + 5).

Hướng dẫn giải:

a) (4x – 3)(x + 2) = 4x(x + 2) – 3(x + 2)

= 4x2 + 8x – 3x – 6 = 4x2 + 5x – 6;

b) (5x + 2)(–x2 + 3x +1)

= 5x(–x2 + 3x +1) + 2(–x2 + 3x +1)

= –5x3 + 15x2 + 5x – 2x2 + 6x + 2

= –5x3 + (15x2– 2x2) + (5x + 6x) + 2

= –5x3 + 13x2 + 11x + 2.

c) (2x2 – 7x + 4)(–3x2 + 6x + 5)

= 2x2(–3x2 + 6x + 5) – 7x(–3x2 + 6x + 5) + 4(–3x2 + 6x + 5)

= –6x4 + 12x3 + 10x2 + 21x3 – 42x2 – 35x – 12x2 + 24x + 20

= –6x4 + (12x3 + 21x3) + (10x2 – 42x2 – 12x2) + (– 35x + 24x) + 20

= –6x4 + 33x3 – 44x2 – 11x + 20.

Bài 2: Thực hiện phép chia:

a) (8x6 − 4x5 + 12x4 – 20x3): 4x3;

b) (2x2 − 5x + 3): (2x – 3).

Hướng dẫn giải:

a) (8x6 − 4x5 + 12x4 – 20x3) : 4x3

= (8x6 : 4x3) – (4x5 : 2x3) + (12x4 : 4x3) – (20x3 : 4x3)

= 2x3 − 2x2 + 3x – 5;

b) Ta có:

Phép nhân và phép chia đa thức một biến (Lý thuyết Toán lớp 7) | Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Vậy (2x2− 5x + 3) = (2x – 3)x12 + 2.

Bài 3. Rút gọn biểu thức bằng cách nhanh nhất:

a) 5. (x2 + 3).25;

b) (x – 2).(2x3 – x2 + 1) + (x – 2)x2(1 – 2x).

Hướng dẫn giải:

a) 5. (x2+ 3). 25= 5.25. (x2+ 3)

=2. (x2+ 3) = 2x2 + 6

b) (x – 2)(2x3 – x2 + 1) + (x – 2)x2(1 – 2x)

= (x – 2)(2x3 – x2 + 1) + (x – 2)(x2.1 – x2.2x)

= (x – 2)(2x3 – x2 + 1) + (x – 2)(x2 – 2x3)

= (x – 2)(2x3 – x2 + 1 + x2 – 2x3)

= (x – 2).1

= (x – 2).

Bài 4:Không thực hiện phép chia, hãy xét xem đa thức A có chia hết cho đa thức B hay không?

a) A = 15x4 – 8x3 + x2; B = 12x2;

b) A = x2 – 2x + 1; B = x + 1.

Hướng dẫn giải:

a)Ta có: Vì 15x4; 8x3; x2 đều chứa phần từ x2 nên đều chia hết cho 12x2

Do đó đa thức A chia hết cho B.

b) Ta có:

A = x2 + 2x + 1

= x(x + 1) + (x + 1)

= (x + 1)(x + 1)

= (x + 1)2

Vì (x + 1)2 chứa phần tử (x + 1) nên chia hết cho (x + 1)

Do đó đa thức A chia hết cho B.

Học tốt Phép nhân và phép chia đa thức một biến

Các bài học để học tốt Phép nhân và phép chia đa thức một biến Toán lớp 7 hay khác:

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: