Làm quen với biến cố ngẫu nhiên (Lý thuyết Toán lớp 7) - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với tóm tắt lý thuyết Toán 7 Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh lớp 7 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 7.
Làm quen với biến cố ngẫu nhiên (Lý thuyết Toán lớp 7) - Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Làm quen với biến cố ngẫu nhiên
* Biến cố:
Các sự kiện xảy ra trong tự nhiên hay trong một phép thử nghiệm được gọi là một biến cố.
- Biến cố chắc chắn là biến cố luôn xảy ra.
- Biến cố không thể là biến cố không bao giờ xảy ra.
- Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không thể biết trước là nó xảy ra hay không.
Ví dụ. Tung một con xúc xắc, xét biến cố A: “số chấm xuất hiện mặt con xúc xắc là số chẵn”.
Khi tung một con xúc xắc thì trên mặt con xúc xắc đó có thể xuất hiện số chấm là số chẵn (2 chấm; 4 chấm; 6 chấm) hoặc số chấm là số lẻ (1 chấm; 3 chấm; 5 chấm).
Do đó số chấm xuất hiện mặt con xúc xắc là số chẵn có thể xảy ra hoặc không.
Vậy biến cố A là biến cố ngẫu nhiên.
Bài tập Làm quen với biến cố ngẫu nhiên
Bài 1: Tung một lần hai đồng xu cùng lúc. Hỏi trong các biến cố sau, biến cố nào có thể xảy ra? Biết có ít nhất một đồng xu xuất hiện mặt sấp.
A: “Cả hai đồng xu đều xuất hiện mặt sấp”.
B: “Cả hai đồng xu đều xuất hiện mặt ngửa”.
C: “Có một đồng xu xuất hiện mặt ngửa”.
Hướng dẫn giải:
Theo bài cho ta có một đồng xu chắc chắn xuất hiện mặt sấp suy ra đồng xu còn lại có thể là mặt sấp hoặc mặt ngửa.
Suy ra A, C là các biến cố có thể xảy ra.
Biến cố B là biến cố không thể xảy ra vì ta chắc chắn đã có một đồng xu xuất hiện mặt sấp.
Bài 2. Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể và ngẫu nhiên?
A: "Đến năm 2 100, Trái Đất sẽ được người ngoài hành tinh ghé thăm".
B: "Ngày mai vào buổi chiều ở Hà Nội mặt trời sẽ lặn ở hướng đông".
C: "Gieo một con xúc xắc 1 lần ra 6 chấm".
Hướng dẫn giải:
∙ Xét biến cố A: Năm 2 100 ở trong tương lai nên biến cố “Trái Đất được người ngoài hành tinh ghé thăm” chưa biết xảy ra hay không.
Do đó biến cố A là biến cố ngẫu nhiên.
∙ Xét biến cố B: Mặt trời luôn luôn lặn ở hướng tây.
Do đó biến cố "Ngày mai vào buổi chiều ở Hà Nội mặt trời sẽ lặn ở hướng đông" là biến cố không thể xảy ra.
∙ Xét biến cố C: Gieo xúc xắc 1 lần thì khi xúc xác chạm đất nó có thể hiện mặt 1 chấm, 2 chấm hoặc 3 chấm…, hay mặt 6 chấm có thể hiện ra hoặc không.
Do đó biến cố "Gieo một con xúc xắc 1 lần ra 6 chấm" là biến cố ngẫu nhiên.
Bài 3. Trong một hộp bi có 1 viên bi xanh, 1 viên bi đỏ và 1 viên bi tím. Lần lượt lấy ra 2 viên bi từ hộp.
a) Nêu tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của các viên bi được lấy ra.
b) Gọi A là biến cố: “Lấy được viên bi tím ở lần thứ nhất”. Hãy nêu tập hợp các kết quả làm cho biến cố A xảy ra.
c) Hãy nếu một biến cố chắc chắn và một biến cố không thể với phép thử trên.
Hướng dẫn giải:
a) Các kết quả có thể xảy ra đối với màu của các viên bi được lấy ra là xanh hoặc đỏ hoặc tím.
Vậy tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của các viên bi được lấy ra là:
X = {xanh; đỏ; tím}
b) Biến cố A là “Lấy được viên bi tím ở lần thứ nhất”.
Do đó ta có các kết quả làm cho biến cố A xảy ra là: tím – xanh; tím – đỏ.
Vậy tập hợp các kết quả làm cho biến cố A xảy ra là:
Y = {tím – xanh; tím – đỏ}.
c)
- Biến cố chắn chắn: “Viên bi lấy ra không có màu cam”.
Đây là biến cố chắc chắn vì trong hộp bi không có viên bi màu cam nào nên sẽ không lấy ra được viên bi màu cam.
- Biến cố không thể: “Lấy ra được 2 viên bi màu xanh”.
Đây là biến cố không thể vì trong hộp bi chỉ có 1 viên bi màu xanh duy nhất nên không thể lấy ra được 2 viên bi màu xanh.
Học tốt Làm quen với biến cố ngẫu nhiên
Các bài học để học tốt Làm quen với biến cố ngẫu nhiên Toán lớp 7 hay khác: