X

Lý thuyết Toán 7 Chân trời sáng tạo

Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác (Lý thuyết Toán lớp 7) - Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với tóm tắt lý thuyết Toán 7 Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh lớp 7 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 7.

Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác (Lý thuyết Toán lớp 7) - Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác

1. Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác

- Hình có các mặt bên là hình chữ nhật và hai mặt đáy là hình tam giác được gọi là hình lăng trụ đứng tam giác.

- Hình có các mặt bên là hình chữ nhật và hai mặt đáy là hình tứ giác được gọi là hình lăng trụ đứng tứ giác.

Ví dụ :

a) Hình ABC.DEF là hình lăng trụ đứng tam giác.

Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- A, B, C, D, E, F gọi là các đỉnh.

- Ba mặt bên ACFD, BCFE, ABED là các hình chữ nhật.

- Các đoạn thẳng AD, BE, CF bằng nhau và song song với nhau, chúng gọi là các cạnh bên.

- Mặt ABC và mặt DEF song song với nhau và được gọi là hai mặt đáy (gọi tắt là đáy).

- Độ dài cạnh AD được gọi là chiều cao của hình lăng trụ.

b) Hình ABCD.EFGH là hình lăng trụ đứng tứ giác

Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

- Hai mặt đáy là tứ giác ABCD và EFGH.

- Các mặt bên ABFE, BCGF, CGHD, DHEA đều là các hình chữ nhật.

Chú ý: Hình hộp chữ nhật, hình lập phương là lăng trụ đứng tứ giác.

Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Chân trời sáng tạo (ảnh 3)

2. Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác

Ví dụ : Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác có kích thước ba cạnh đáy là 2 cm, 3 cm, 4 cm và chiều cao 3,5 cm.

Hướng dẫn giải

- Trên một tấm bìa vẽ ba hình chữ nhật và hai tam giác với kích thước như hình a.

- Cắt miếng bìa như hình vẽ rồi gấp theo các đường nét đứt, ta được hình lăng trụ đứng tam giác như hình b.

Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Chân trời sáng tạo (ảnh 4)

Bài tập Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác

Bài 1: Quan sát hình lăng trụ đứng tam giác sau:

a) Chỉ ra hai mặt đáy và các mặt bên của hình lăng trụ đứng tam giác.

b) Cho biết cạnh AD bằng những cạnh nào?

Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Chân trời sáng tạo (ảnh 5)

Hướng dẫn giải

a) Hai mặt đáy là tam giác ABC và tam giác DEF.

Các mặt bên là các hình chữ nhật ABED, BCFE, ACFD.

b) Hình lăng trụ đứng tam giác ABC.DEF có các mặt bên : ABED, ACFD đều là hình chữ nhật.

Suy ra: AD = BE; AD = CF

Vậy các cạnh bằng cạnh AD là BE và CF .

Bài 2: Tạo lập hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông cạnh 3 cm và chiều cao 5 cm.

Hướng dẫn giải

- Vẽ lên tấm bìa bốn hình chữ nhật và hai hình vuông có cạnh là 3 cm như hình vẽ,

Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Chân trời sáng tạo (ảnh 6)

- Cắt tấm bìa và gấp các cạnh BF, CG, DH, DA’, HE’ sao cho AE trùng với A'E' và các cạnh còn lại của hình vuông trên trùng với các cạnh AB, BC, CD ; các cạnh còn lại của hình vuông dưới trùng với EF, FG, GH.

Khi đó, ta được hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.EFGH có đáy là hình vuông cạnh 3 cm.

Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Chân trời sáng tạo (ảnh 7)

Học tốt Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác

Các bài học để học tốt Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác Toán lớp 7 hay khác:

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: