Lý thuyết Sự nở vì nhiệt của vật rắn hay, chi tiết nhất - Vật Lí lớp 10
Lý thuyết Sự nở vì nhiệt của vật rắn hay, chi tiết nhất
Tài liệu Lý thuyết Sự nở vì nhiệt của vật rắn hay, chi tiết nhất Vật Lí lớp 10 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về Sự nở vì nhiệt của vật rắn từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vứng kiến thức môn Vật Lí lớp 10.
1. Sự nở dài
- Sự tăng độ dài của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở dài vì nhiệt.
- Độ nở dài Δl của vật rắn hình trụ đồng chất tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ Δt và độ dài ban đầu l0 của vật đó.
Δl = l - l0 = αl0(t - t0) = αl0Δt
Trong đó Δl là độ nở dài của vật rắn (m)
l0 là chiều dài của vật rắn ở nhiệt độ t0
l là chiều dài của vật rắn ở nhiệt độ t
α là hệ số nở dài của vật rắn, phụ thuộc vào chất liệu vật rắn (K-1)
t0 là nhiệt độ đầu
t là nhiệt độ sau
2. Sự nở khối
- Sự tăng thể tích của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở khối.
- Độ nở khối của vật rắn đồng chất đẳng hướng được xác định theo công thức:
ΔV = V - V0 = βV0Δt
Trong đó: ΔV là độ nở khối của vật rắn (m3)
V là thể tích của vật rắn ở nhiệt độ t
V0 là thể tích của vật rắn ở nhiệt độ t0
Δ = t - t0 là độ tăng nhiệt độ của vật rắn (K hoặc 0C)
t là nhiệt độ sau
t0 là nhiệt độ đầu
3. Ứng dụng
- Lồng ghép đai sắt vào các bánh xe
- Chế tạo băng kép dùng làm rơle đóng – ngắt tự động mạch điện
Lúc đầu băng kép thẳng, mạch điện đóng, đèn sáng. Khi đã đủ nóng, băng kép cong lại về phía thanh đồng làm ngắt mạch điện
- Chế tạo các ampe kế nhiệt
- Đầu thanh ray đường sắt phải có khe hở để khi nhiệt độ tăng, đường ray không bị uốn cong khi tàu đi qua.
- Các ống nước bằng kim loại dẫn hơi nóng hoặc nước nóng phải uốn cong để khi ống bị nở dài thì đoạn cong này chỉ biến dạng mà không bị gãy.
- Đề phòng sự nở vì nhiệt: Khi trời nóng chiều dài của cầu tăng lên. Đầu cầu sắt phải đặt trên các gối đỡ xê dịch được trên các con lăn.