Lý thuyết tổng hợp chương Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể hay, chi tiết nhất - Vật Lí lớp 10
Lý thuyết tổng hợp chương Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể hay, chi tiết nhất
Tài liệu Lý thuyết tổng hợp chương Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể hay, chi tiết nhất Vật Lí lớp 10 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về chương Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vứng kiến thức môn Vật Lí lớp 10.
A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
I. CHẤT RẮN KẾT TINH VÀ CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH
- Cấu trúc tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt liên kết chặt chẽ với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.
- Các chất rắn kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt nhưng cấu trúc tinh thể không giống nhau thì những tính chất vật lí của chúng cũng rất khác nhau.
- Mỗi chất rắn kết tinh ứng với mỗi cấu trúc tinh thể có một nhiệt độ nóng chảy xác định không đổi ở mỗi áp suất cho trước.
II. BIẾN DẠNG CƠ VÀ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA VẬT RẮN
- Sự thay đổi kích thước và hình dạng của vật rắn do tác dụng của ngoại lực gọi là biến dạng cơ. Nếu vật rắn lấy lại được kích thước và hình dạng ban đầu khi ngoại lực ngừng tác dụng thì biến dạng của vật rắn là biến dạng đàn hồi và vật rắn có tính đàn hồi.
- Khi vật rắn chịu tác dụng của lực quá lớn thì nó bị biến dạng mạnh, không thể lấy lại kích thước và hình dạng ban đầu. Trường hợp này vật rắn bị mất đi tính đàn hồi và biến dạng của nó là biến dạng không đàn hồi (hay biến dạng dẻo).
- Sự tăng độ dài của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở dài vì nhiệt.
- Sự tăng thể tích của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở khối.
III. CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG
IV. SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT
- Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
- Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi.
- Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí (hơi) sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
- Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi.
V. ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ
- Độ ẩm tuyệt đối của không khí trong khí quyển là đại lượng đo bằng khối lượng hơi nước tính ra gam chứa trong 1m3 không khí.
- Độ ẩm cực đại là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bão hòa
- Độ ẩm tỉ đối của không khí càng nhỏ, sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, thân người càng dễ bị lạnh.
- Độ ẩm tỉ đối cao hơn 80% tạo điều kiện cho cây cối phát triển nhưng lại dễ làm ẩm mốc, hư hỏng các máy móc, dụng cụ...
- Để chống ẩm người ta phải thực hiện nhiều biện pháp như dùng chất hút ẩm, sấy nóng, thông gió...