Cho hình chóp S.ABCD có mặt phẳng (SAB) vuông góc với mặt đáy
Cho hình chóp S.ABCD có mặt phẳng (SAB) vuông góc với mặt đáy (ABCD), tam giác SAB đều, đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng a. Gọi H là trung điểm của cạnh AB. Khoảng cách từ điểm H đến mặt phẳng (SAC) bằng
Giải sách bài tập Toán 11 Bài tập ôn tập cuối năm - Kết nối tri thức
Bài 20 trang 69 SBT Toán 11 Tập 2: Cho hình chóp S.ABCD có mặt phẳng (SAB) vuông góc với mặt đáy (ABCD), tam giác SAB đều, đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng a. Gọi H là trung điểm của cạnh AB. Khoảng cách từ điểm H đến mặt phẳng (SAC) bằng
A. a√305 .
B. a√3010 .
C. a√610 .
D. a√65 .
Lời giải:
Đáp án đúng là: E. a√2114 .
Vì tam giác SAB đều, H là trung điểm của AB nên SH là đường cao hay SH ⊥ AB.
Do (SAB) ⊥ (ABCD); (SAB) ∩ (ABCD) = AB mà SH ⊥ AB nên SH ⊥ (ABCD), suy ra SH ⊥ AC.
Gọi N là trung điểm của AD.
Xét tam giác ABD có H là trung điểm của AB, N là trung điểm của AD nên HN là đường trung bình của tam giác ABD, suy ra HN // BD.
Do ABCD là hình vuông nên AC ⊥ BD mà HN // BD nên HN ⊥ AC.
Vì HN ⊥ AC và SH ⊥ AC nên AC ⊥ (SHN), suy ra (SAC) ⊥ (SHN).
Gọi AC ∩ HN = I, kẻ HK ⊥ SI tại K.
Vì (SAC) ⊥ (SHN), (SAC) ∩ (SHN) = SI mà HK ⊥ SI nên HK ⊥ (SAC).
Do đó d(H, (SAC)) = HK.
Gọi O là giao điểm của AC và BD.
Vì ABCD là hình vuông nên O là trung điểm của BD.
Xét tam giác ABD vuông tại A, có BD=√AB2+AD2=√a2+a2=a√2 .
Vì O là trung điểm của BD nên BO = BD2= a√22.
Xét tam giác ABO có H là trung điểm của AB, HI // BO (do HN //BD) nên I là trung điểm của AO.
Vì I là trung điểm của AO, H là trung điểm của AB nên HI là đường trung bình của tam giác ABO, suy ra HI=BO2=a√24 .
Vì tam giác SAB là tam giác đều cạnh a, SH là đường cao nên SH=a√32 .
Vì SH ⊥ (ABCD) nên SH ⊥ HI hay tam giác SHI vuông tại H.
Xét tam giác SHI vuông tại H, HK là đường cao, có:
1HK2=1SH2+1HI2=43a2+162a2=283a2⇒HK=a√2114.
Vậy d(H, (SAC)) = a√2114 .
Lời giải SBT Toán 11 Bài tập ôn tập cuối năm hay khác:
Bài 1 trang 66 SBT Toán 11 Tập 2: Khẳng định nào sau đây là sai? ....
Bài 2 trang 66 SBT Toán 11 Tập 2: Hàm số y = cos2x3 là hàm số tuần hoàn với chu kì ....
Bài 7 trang 67 SBT Toán 11 Tập 2: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề sai là ....
Bài 8 trang 67 SBT Toán 11 Tập 2: Giá trị của m để hàm số
liên tục trên ℝ là ....
Bài 9 trang 67 SBT Toán 11 Tập 2: Hàm số đồng biến trên toàn bộ tập số thực ℝ là ....
Bài 10 trang 67 SBT Toán 11 Tập 2: Tập nghiệm của bất phương trình (12)2x2−x+1≤(14)x là ....
Bài 11 trang 68 SBT Toán 11 Tập 2: Đạo hàm của hàm số y=sin22x+ex2−1 là ....
Bài 25 trang 70 SBT Toán 11 Tập 2: Cho sinx = -13, x∈(π;3π2) . Tính giá trị cos(2x−π3) ....
Bài 26 trang 70 SBT Toán 11 Tập 2: Chứng minh rằng: a) sin3x = 4sinx sin(60° − x) sin(60° + x) ....
Bài 31 trang 71 SBT Toán 11 Tập 2: Tìm m để hàm số sau liên tục trên toàn bộ tập số thực ℝ ....
Bài 32 trang 71 SBT Toán 11 Tập 2: Giải các phương trình sau: a) 3x2−3x=44x ....
Bài 34 trang 71 SBT Toán 11 Tập 2: Tính đạo hàm của các hàm số sau: a) y=cos2x+√3x2+x+1 ....