Diện tích hình thang (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)
Haylamdo biên soạn lý thuyết & 15 bài tập Diện tích hình thang lớp 5 chương trình sách mới gồm đầy đủ lý thuyết, bài tập minh họa có lời giải, bài tập vận dụng giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Diện tích hình thang lớp 5.
Diện tích hình thang (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)
I. Lý thuyết
Muốn tính diện tích hình thang ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
Trong đó: S là diện tích a,b là độ dài hai đáy h là chiều cao |
Ví dụ: Tính diện tích hình thang biết độ dài hai đáy lần lượt là 5 cm và 8 cm, chiều cao là 6 cm.
Diện tích hình thang đó là:
= 39 (cm2)
Đáp số: 39 cm2
II. Bài tập minh họa
Bài 1. Tính diện tích hình thang, biết:
a) Độ dài hai đáy lần lượt là 4,6 cm và 5,2 cm; chiều cao là 6 cm
b) Độ dài hai đáy lần lượt là 3 dm và 11 cm; chiều cao là 14 cm
Hướng dẫn giải:
a)
Diện tích hình thang đó là:
(4,6 + 5,2) × 6 : 2 = 29,4 (cm2)
Đáp số: 29,4 cm2
b)
Đổi: 3 dm = 30 cm
Diện tích hình thang đó là:
(30 + 11) × 14 : 2 = 287 (cm2)
Đáp số: 287 cm2
Bài 2. Tính diện tích mỗi hình thang sau.
Hướng dẫn giải:
a)
Diện tích của hình thang đó là:
(2 + 7) × 4 : 2 =18 (cm2)
Đáp số: 18 cm2
b)
1 dm = 10 cm
Diện tích của hình thang đó là:
(10 + 3) × 5 : 2 = (cm2)
Đáp số: cm2
Bài 3. Một tấm gỗ được chia thành hai hình thang bằng nhau (tham khảo hình vẽ bên). Biết mỗi miếng gỗ hình thang có độ dài hai đáy là 18 cm và 16 cm, chiều cao là 10 cm. Tính diện tích tấm gỗ.
Hướng dẫn giải:
Diện tích một miếng gỗ hình thang là:
(18 + 16) × 10 : 2 = 170 (cm2)
Diện tích của tấm gỗ đó là:
170 × 2 = 340 (cm2)
Đáp số: 340 cm2
Bài 4. Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn bằng 120 m. Đáy bé bằng đáy lớn. Chiều cao của thửa ruộng hơn đáy bé 10 m. Tính diện tích thửa ruộng đó.
Hướng dẫn giải:
Đáy bé của thửa ruộng đó là:
120 × = 30 (m)
Chiều cao của thửa ruộng đó là:
30 + 10 = 40 (m)
Diện tích thửa ruộng đó là:
(120 + 30) × 40 : 2 = 3 000 (m2)
Đáp số: 3 000 m2
Bài 5. Bác Hoa có một mảnh đất dạng hình thang có độ dài hai đáy là 20 m và 18 m, chiều cao là 10 m. Bác Hoa dùng diện tích mảnh đất để trồng rau. Hỏi diện tích phần đất không trồng rau là bao nhiêu mét vuông?
Hướng dẫn giải:
Diện tích mảnh đất đó là:
(20 + 18) × 10 : 2 = 190 (m2)
Diện tích phần đất trồng rau là:
190 × = 114 (m2)
Diện tích phần đất không trồng rau là:
190 – 114 = 76 (m2)
Đáp số: 76 m2
III. Bài tập vận dụng
Bài 1. Chọn ý đúng. Công thức tính diện tích hình thang có đáy lớn là a, đáy bé là b, chiều cao là h là:
A. B. C. D.
Bài 2. Tính diện tích hình thang, biết:
a) Độ dài hai đáy lần lượt là 5 m và 80 dm, chiều cao là 400 cm.
b) Độ dài hai đáy lần lượt là 30 dm và 50 dm, chiều cao là 24 dm.
c) Độ dài hai đáy lần lượt là 4,7 m và 5,9 m, chiều cao là 40 dm.
Bài 3. Trung bình cộng hai đáy của hình thang là 20 m. Biết đáy lớn hơn đáy bé là 4 m. Chiều cao bằng đáy bé. Vậy diện tích hình thang đó là …………………m2
Bài 4. Tính diện tích mỗi hình thang sau.
Bài 5. Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn bằng 120 m. Đáy bé bằng đáy lớn. Chiều dài hơn đáy bé 10 m. Tính diện tích thửa ruộng đó.
Bài 6. Tính diện tích hình thang, biết:
a) Tổng độ dài hai đáy bằng 100 cm, chiều cao bằng 50 cm.
b) Trung bình cộng độ dài của hai đáy bằng 42 m, chiều cao bằng 50 m.
Bài 7. Diện tích của hình thang có độ dài đáy lớn bằng 20 m, đáy bé bằng 40% chiều đáy lớn, chiều cao bằng 15 m là ……………… m2
Bài 8. Chọn ý đúng. Diện tích hình thang có tổng độ dài hai đáy bằng 10 m, chiều cao bằng 4 m là:
A. 40 m B. 20 m C. 10 m D. 30 m
Bài 9. Chọn ý đúng. Diện tích hình thang có chiều cao bằng 5 m và trung bình cộng độ dài hai đáy bằng 20 m là:
A. 300 m B. 100 m C. 400 m D. 200 m
Bài 10. Chọn ý đúng. Diện tích hình thang có 20% tổng độ dài hai đáy bằng 40 cm, chiều dài bằng 50 cm là:
A. 50 m B. 5 000 mm C. 1 000 mm D. 10 m