Thể tích hình lập phương (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)
Haylamdo biên soạn lý thuyết & 15 bài tập Thể tích hình lập phương lớp 5 chương trình sách mới gồm đầy đủ lý thuyết, bài tập minh họa có lời giải, bài tập vận dụng giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Thể tích hình lập phương lớp 5.
Thể tích hình lập phương (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)
I. Lý thuyết
Muốn tính thể tích hình lập phương, ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh (cùng một đơn vị đo)
V = a × a × a
Trong đó: V là thể tích của hình
a là độ dài cạnh hình lập phương
Ví dụ: Tính thể tích hình lập phương cạnh 4 cm.
Thể tích hình lập phương đó là:
4 × 4 × 4 = 64 (cm3)
Đáp số: 64 cm3
II. Bài tập minh họa
Bài 1. Tính thể tích của hình lập phương có độ dài cạnh a:
a) a = 3 cm
b) a = 3,5 dm
c) a = m
d) a = 0,9 m
Hướng dẫn giải:
a)
Thể tích hình lập phương đó là: 3 × 3 × 3 = 27 (cm3)
b)
Thể tích hình lập phương đó là: 3,5 × 3,5 × 3,5 = 42,875 (dm3)
c)
Thể tích hình lập phương đó là: (m3)
d)
Thể tích hình lập phương đó là: 0,9 × 0,9 × 0,9 = 0,729 (m3)
Bài 2. Hoàn thành bảng sau:
Hình lập phương |
A |
B |
C |
D |
Độ dài cạnh |
3 m |
2,5 m |
||
Diện tích một mặt |
16 cm2 |
|||
Diện tích toàn phần |
600 dm2 |
|||
Thể tích |
Hướng dẫn giải:
Hình lập phương |
A |
B |
C |
D |
Độ dài cạnh |
3 m |
4 cm |
10 dm |
2,5 m |
Diện tích một mặt |
9 m2 |
16 cm2 |
100 dm2 |
6,25 m2 |
Diện tích toàn phần |
54 m2 |
96 cm2 |
600 dm2 |
37,5 m2 |
Thể tích |
27 m3 |
64 cm3 |
1 000 dm3 |
15,625 m3 |
Bài 3. Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 10 m, chiều rộng 8 m, chiều cao 6 m. Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng kích thước của hình hộp chữ nhật. Tính thể tích của hình lập phương đó.
Hướng dẫn giải:
Hình lập phương đó có cạnh là:
(10 + 8 + 6) : 3 = 8 (m)
Thể tích của hình lập phương đó là:
8 × 8 × 8 = 512 (m3)
Đáp số: 512 m3
Bài 4. Một khối kim loại hình lập phương có cạnh 0,6 m. Mỗi đề-xi-mét của khối kim loại cân nặng 12 kg. Hỏi khối kim loại đó cân năng bao nhiêu ki-lô-gam?
Hướng dẫn giải:
Thể tích của khối kim loại đó là:
0,6 × 0,6 × 0,6 = 0,216 (m3)
Đổi: 0,216 m3 = 216 dm3
Cân nặng của khối kim loại đó là:
216 × 12 = 2 592 (kg)
Đáp số: 2 592 kg
Bài 5. Một bể nước hình lập phương cạnh 1 m. Số nước chứa trong bể bằng thể tích bể. Người ta đổ các thùng nước vào bể, mỗi thùng chứa 30 lít nước. Hỏi cần phải đổ bao nhiêu thùng nước nữa thì đầy bể?
Hướng dẫn giải:
Thể tích của bể nước là:
1 × 1 × 1 = 1 (m3)
Đổi: 1 m3 = 1 000 dm3
Lượng nước có trong bể là:
1 000 x = 400 (dm3)
Lượng nước cần đổ thêm để đầy bể là:
1 000 – 400 = 600 (dm3)
Cần phải đổ số thùng nước thì đầy bể là:
600 : 30 = 20 (thùng)
Đáp số: 20 thùng
III. Bài tập vận dụng
Bài 1. Tính thể tích của hình lập phương có độ dài cạnh a:
a) a = 5 cm
b) a = 4,9 dm
c) a = m
Bài 2. Hoàn thành bảng sau:
Hình lập phương |
A |
B |
C |
D |
Độ dài cạnh |
0,5 cm |
|||
Diện tích một mặt |
0,16 m2 |
6 dm2 |
||
Diện tích toàn phần |
6 dm2 |
|||
Thể tích |
Bài 3. Hình lập phương có diện tích một mặt bằng 36 dm2. Vậy thể tích của hình lập phương đó là: ………….. dm3
Bài 4. Tính thể tích của các đồ vật có dạng hình lập phương sau:
Bài 5. Thể tích của khối lập phương tăng bao nhiêu lần nếu cạnh của khối lập phương đó tăng lên 2 lần?
Bài 6. Một hình lập phương có diện tích toàn phần là 0,96 m2. Vậy thể tích của hình lập phương đó là: ………….. dm3
Bài 7. Hình hộp chữ nhật có chiều dài 30 dm, chiều rộng 20 dm, chiều cao 10 dm. Biết diện tích một mặt của hình lập phương bằng diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật. Tính thể tích của hình lập phương.
Bài 8. Một bể thủy tinh chứa đầy nước hình lập phương cạnh 0,8 m. Người ta bỏ vào thùng một khối sắt hình lập phương cạnh 0,2 m thì nước trào ra.
a) Hỏi lượng nước trong bể bị trào ra là bao nhiêu lít?
b) Sau đó người ta lấy khối sắt ra thì mực nước trong thùng cao bao nhiêu?
Bài 9. Một khối gỗ hình lập phương có cạnh 20 cm. Người ta cắt đi một phần gỗ có dạng hình lập phương cạnh 5 cm.
a) Tính thể tích phần gỗ còn lại.
b) Biết mỗi xăng-ti-mét khối loại gỗ này nặng 0,8 g. Hỏi phần gỗ còn lại nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Bài 10. Thể tích khối lập phương bằng 8 thì diện tích toàn phần của hình lập phương đó bằng bao nhiêu?