Xăng-ti-mét khối (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)
Haylamdo biên soạn lý thuyết & 15 bài tập Xăng-ti-mét khối lớp 5 chương trình sách mới gồm đầy đủ lý thuyết, bài tập minh họa có lời giải, bài tập vận dụng giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Xăng-ti-mét khối lớp 5.
Xăng-ti-mét khối (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)
I. Lý thuyết
Xăng-ti-mét khối là một đơn vị đo thể tích.
Xăng-ti-mét khối viết tắt là cm3.
1 cm3 là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1 cm.
Ví dụ:
3 cm3: Ba xăng-ti-mét khối
Năm xăng-ti-mét khối: 5 cm3
II. Bài tập minh họa
Bài 1. Hoàn thành bảng sau:
Viết số đo |
Đọc số đo |
7 cm3 |
Bảy xăng-ti-mét khối |
6,8 cm3 |
|
Ba phần năm xăng-ti-mét khối |
|
Ba mươi chín xăng-ti-mét khối |
|
Không phẩy ba xăng-ti-mét khối |
Hướng dẫn giải:
Viết số đo |
Đọc số đo |
7 cm3 |
Bảy xăng-ti-mét khối |
6,8 cm3 |
Sáu phẩy tám xăng-ti-mét khối |
cm3 |
Ba phần năm xăng-ti-mét khối |
39 cm3 |
Ba mươi chín xăng-ti-mét khối |
0,3 cm3 |
Không phẩy ba xăng-ti-mét khối |
Bài 2. Mỗi hình dưới đây đều được ghép từ các khối lập phương cạnh 1 cm.
a) Nêu thể tích của các hình trên.
b) Những hình nào ở câu a có thể thích bằng nhau.
Hướng dẫn giải:
a) Mỗi hình được ghép từ khối lập phương cạnh 1 cm có thể tích 1 cm3.
Hình A có 6 khối lập phương cạnh 1 cm.
Do đó: Thể tích của hình A là: 1 × 6 = 6 (cm3)
Hình B có 12 khối lập phương cạnh 1 cm.
Do đó: Thể tích của hình B là: 1 × 12 = 12 (cm3)
Hình C có 27 khối lập phương cạnh 1 cm.
Do đó: Thể tích của hình C là: 1 × 27 = 27 (cm3)
Hình D có 12 khối lập phương cạnh 1 cm.
Do đó: Thể tích của hình D là: 1 × 12 = 12 (cm3)
b) Hình B có thể tích bằng hình D
Bài 3. Tính:
127 cm3 + 397 cm3 = 68,2 cm3 - 29,9 cm3 = 3,8 cm3 × 100 = 786 cm3 : 10 = |
854,9 cm3 + 105 cm3 = 512 cm3 – 70 cm3 = 5,6 cm3 × 50 = 23,1 cm3 : 100 = |
Hướng dẫn giải:
127 cm3 + 397 cm3 = 524 cm3 68,2 cm3 - 29,9 cm3 = 38,3 cm3 3,8 cm3 × 100 = 380 cm3 786 cm3 : 10 = 78,6 cm3 |
854,9 cm3 + 105 cm3 = 959,9 cm3 512 cm3 – 70 cm3 = 442 cm3 5,6 cm3 × 50 = 280 cm3 23,1 cm3 : 100 = 0.231 cm3 |
Bài 4. Một chiếc hộp có dạng hình hộp chữ nhật với kích thước như hình sau. Theo em, chiếc hộp này chứa được bao nhiêu hình lập phương 1 cm3
Hướng dẫn giải:
Chiều dài của hình hộp chữ nhật chứa được 6 hình lập phương cạnh 1 cm.
Chiều rộng của hình hộp nhật chứa được 4 hình hình lập phương cạnh 1 cm.
Mặt đáy của hình hộp chữ nhật chứa được 6 × 4 = 24 hình lập phương cạnh 1 cm.
Chiều cao của hình hộp chữ nhật chứa được 3 hình lập phương cạnh 1 cm.
Vậy: Chiếc hộp có thể chứa được 24 × 3 = 72 hình lập phương cạnh 1 cm.
Bài 5. Quan sát hình vẽ sau:
a) Viết số đo thể tích của một hình lập phương nhỏ màu hồng dưới dạng phân số và số thập phân.
b) Viết số đo thể tích của khối hình màu hồng dưới dạng phân số và số thập phân.
Hướng dẫn giải:
Thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1 cm là: 1 cm3
Hình lập phương đó chứa được tất cả 8 hình lập phương nhỏ màu hồng.
Thể tích một hình lập phương màu hồng là: cm3
a) Thể tích một hình lập phương màu hồng dưới dạng phân số là: cm3
Thể tích một hình lập phương màu hồng dưới dạng số thập phân là: = 0,125 cm3
b) Khối hình màu hồng chứa 6 hình lập phương màu hồng.
Thể tích khối hình màu hồng dưới dạng phân số là: cm3
Thể tích khối hình màu hồng dưới dạng số thập phân là: = 0,75cm3
III. Bài tập vận dụng
Bài 1. a) Đọc các số đo thể tích sau: 24 cm3, 90 cm3, 61 cm3, cm3, 5,7 cm3
b) Viết các số đo thể tích sau:
- Bảy xăng-ti-mét khối:
- Chín mươi bảy xăng-ti-mét khối:
- Không phẩy hai xăng-ti-mét khối:
- Năm phần bảy xăng-ti-mét khối:
Bài 2. Hoàn thành bảng sau:
Viết số đo |
Đọc số đo |
2 cm3 |
Hai xăng-ti-mét khối |
5,7 cm3 |
|
Bốn phần chín xăng-ti-mét khối |
|
Năm mươi mốt xăng-ti-mét khối |
Bài 3. Tính:
340 cm3 + 197 cm3 = 13,7 cm3 – 2 cm3 = 8,4 cm3 × 50 = 41,4 cm3 : 10 = |
410 cm3 + 167 cm3 = 10,7 cm3 - 7 cm3 = 7,1 cm3 × 20 = 245 cm3 : 100 = |
Bài 4. Số?
34 cm3 + …….. cm3 = 57 cm3 …….. cm3 - 0,5 cm3 = 4,7 cm3 …….. cm3 + 14,3 cm3 = 50 cm3 45,9 cm3 - …….. cm3 = 36,4 cm3 |
…….. cm3 × 40 = 160 cm3 ……..cm3 : 100 = 4,3 cm3 7,4 cm3 × ……… = 37 cm3 64 cm3 : …….. = 1,28 cm3 |
Bài 5. Mỗi hình dưới đây đều được ghép từ các khối lập phương cạnh 1 cm.
a) Nêu thể tích của các hình trên.
b) Những hình nào ở câu a có thể thích bằng nhau.
Bài 6. Mỗi hình dưới đây đều được ghép từ các khối lập phương cạnh 1 cm.
a) Nêu thể tích của các hình trên.
b) Sắp xếp thể tích của các hình theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 7. Một chiếc hộp có dạng hình hộp chữ nhật với kích thước như hình sau. Theo em, chiếc hộp này chứa được bao nhiêu hình lập phương 1 cm3
Bài 8. Một chiếc hộp có dạng hình hộp chữ nhật với kích thước như hình sau. Theo em, chiếc hộp này chứa được bao nhiêu hình lập phương 1 cm3
Bài 9. Quan sát hình vẽ sau:
a) Viết số đo thể tích của một hình lập phương nhỏ màu hồng dưới dạng phân số và số thập phân.
b) Viết số đo thể tích của khối hình màu hồng dưới dạng phân số và số thập phân.
Bài 10. Quan sát hình vẽ sau:
a) Viết số đo thể tích của một hình lập phương nhỏ màu xanh dưới dạng phân số và số thập phân.
b) Viết số đo thể tích của khối hình màu xanh dưới dạng phân số và số thập phân.