25 Bài tập tổng hợp Toán lớp 6 Chương 3 Kết nối tri thức có lời giải | Trắc nghiệm Toán 6
Bài tập tổng hợp Toán lớp 6 Chương 3: Số nguyên gồm 25 câu trắc nghiệm có lời giải chi tiết sách Kết nối tri thức giúp học sinh biết cách làm các dạng bài tập Toán 6.
25 Bài tập tổng hợp Toán lớp 6 Chương 3 Kết nối tri thức có lời giải | Trắc nghiệm Toán 6
Bài tập tổng hợp Toán lớp 6 Chương 3: Số nguyên gồm 25 câu trắc nghiệm có lời giải chi tiết sách Kết nối tri thức
giúp học sinh biết cách làm các dạng bài tập Toán 6.
Câu 1: Cho các số sau: 1280; −291; 43; −52; 28; 1; 0. Các số đã cho sắp xếp theo thứ tự giảm dần là:
A. −291; −52; 0; 1; 28; 43; 1280
B. 1280; 43; 28; 1; 0; −52; −291
C. 0; 1; 28; 43; −52; −291; 1280
D. 1280; 43; 28; 1; 0; −291; −52
Hiển thị đáp án
Trả lời:
Các số được xếp theo thứ tự giảm dần là: 1280; 43; 28; 1; 0; −52; −291.
Đáp án: B
Câu 2: Cho E = {3; −8; 0}. Tập hợp F gồm các phần tử của E và các số đối của chúng là?
A. F = {3; 8; 0; −3}
B. F = {−3; −8; 0}
C. F = {3; −8; 0; −3}
D. F = {3; −8; 0; −3; 8}
Hiển thị đáp án
Trả lời:
Tập hợp F gồm các phần tử của E và E = {3; −8; 0} nên 3; −8; 0 là các phần tử của tập F
Số đối của 3 là −3
Số đối của −8 là 8
Số đối của 0 là 0
Do đó tập hợp F gồm các phần tử của E và các số đối của chúng là F = {3; −8; 0; −3; 8}
Đáp án: D
Câu 3: Cho x − 236 là số đối của số 0 thì x là:
A. −234
B. 234
C. 0
D. 236
Hiển thị đáp án
Trả lời:
Số đối của số 0 là 0.
Vì x − 236 là số đối của số 0 nên
x − 236 = 0
x = 0 + 236
x = 236
Đáp án: D
Câu 4: Tính tổng của các số nguyên x, biết: −7 < x ≤ 5
A. 6
B. 0
C. −6
D. 5
Hiển thị đáp án
Trả lời:
Vì −7 < x ≤ 5 nên x ∈ {−6; −5; −4; −3; −2; −1; 0; 1; 2; 3; 4; 5}
Tổng các số nguyên x là:
(−6) + (−5) + (−4) + (−3) + (−2) + (−1) + 0 + 1 + 2 + 3 + 4 + 5
= (−6) + [(−5) + 5] + [(−4) + 4] + [(−3) + 3] + [(−2) + 2] + [(−1) + 1] + 0
= (−6) + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 = −6
Đáp án: C
Câu 5: Bỏ ngoặc rồi tính: (52 − 69 + 17) − (52 + 17) ta được kết quả là
A. 69
B. 0
C. −69
D. 52
Hiển thị đáp án
Trả lời:
Ta có:
(52 − 69 + 17) − (52 + 17) = 52 − 69 + 17 − 52 − 17 = (52 − 52) + (17 − 17) − 69
= 0 + 0 − 69 = −69
Đáp án: C
Câu 6: Tìm x biết: 17 − (x + 84) = 107
A. −174
B. 6
C. −6
D. 174
Hiển thị đáp án
Trả lời:
Ta có 17 − (x + 84) = 107
x + 84 = 17 − 107
x + 84 = −(107 − 17)
x + 84 = −90
x = −90 − 84
x = −(90 + 84)
x = −174
Vậy x = −174
Đáp án: A
Câu 7: Tìm x biết 44 − x − 16 = −60
A. x = −88
B. x = −42
C. x = 42
D. x = 88
Hiển thị đáp án
Trả lời:
Ta có 44 − x − 16 = −60
(44 − 16) − x = −60
28 − x = −60
x = 28 − (−60)
x = 28 + 60
x = 88
Vậy x = 88
Đáp án: D
Câu 8: Chọn câu trả lời đúng
A. (−9) + 19 = 19 + (−9)
B. (−9) + 19 > 19 + (−9)
C. (−9) + 19 < 19 + (−9)
D. (−9) + (−9) = 19 + 19
Hiển thị đáp án
Trả lời:
Vì (−9) + 19 = 10; 19 + (−9) = 10 nên (−9) + 19 = 19 + (−9)
Do đó câu A đúng, câu B, C sai.
Vì (−9) + (−9) = −18; 19 + 19 = 38; −18 ≠ 38 nên câu D sai.
Đáp án: A
Câu 9: Tìm x ∈ ℤ, biết 8⋮x và 15⋮x
A. x = 1
B. x ∈ {−1; 1}
C. x = −1
D. x ∈ {−1; 1; 2; 3}
Hiển thị đáp án
Trả lời:
Vì 8⋮x và 15⋮x
⇒ x ∈ ƯC(8,15)
Ư(8) = {−8; −4; −2; −1; 1; 2; 4; 8}
Ư(15) = {−15; −5; −3; −1; 1; 3; 5; 15}
Vậy ƯC(8,15) = {−1; 1}
Hay x ∈ {−1; 1}
Đáp án: B
Câu 10: Thực hiện phép tính 455 − 5.[(−5) + 4.(−8)] ta được kết quả là
A. Một số chia hết cho 10
B. Một số chẵn chia hết cho 3
C. Một số lẻ
D. Một số lẻ chia hết cho 5
Hiển thị đáp án
Trả lời:
Ta có
455 −5.[(−5) + 4.(−8)
= 455 − 5.(−5 − 32)
= 455 − 5.[−(5 + 32)]
= 455 − 5.(−37)
= 455 + 185
= 640
Nhận thấy 640⋮10 nên chọn A.
Đáp án: A
Câu 11: Tính (−9).(−12) − (−13).6
A. 186
B. 164
C. 30
D. 168
Hiển thị đáp án
Trả lời:
Ta có (−9).(−12) − (−13).6 = 108 − (−78) = 108 + 78 = 186
Đáp án: A
Câu 12: Thực hiện phép tính −567 − (−113) + (−69) − (113 − 567) ta được kết quả là
A. 69
B. −69
C. 96
D. 0
Hiển thị đáp án
Trả lời:
−567 − (−113) + (−69) − (113 − 567)
= −567 − (−113) + (−69) − 113 + 567
= (−567 + 567) − (−113 + 113) + (−69)
= 0 − 0 + (−69)
= −69
Đáp án: B
Câu 13: Tìm x biết (x − 12).(8 + x) = 0
A. x = 12
B. x = −8
C. x = 12 hoặc x = −8
D. x = 0
Hiển thị đáp án
Trả lời:
Ta có (x − 12).(8 + x) = 0
TH1:
x − 12 = 0
x = 12
TH2:
8 + x = 0
x = −8
Vậy x = 12; x = −8
Đáp án: C
Câu 14: Tính −4.[12:(−2)2 − 4.(−3)] − (−12)2 ta được kết quả
A. −144
B. 144
C. −204
D. 204
Hiển thị đáp án
Trả lời:
Ta có −4.[12:(−2)2 − 4.(−3)] − (−12)2
= −4.[12:4 − (−12)] − 144
= −4.[3 + 12] − 144 = −4.15 − 144
= −60 − 144 = −(60 + 144) = −204
Đáp án: C
Câu 15: Cho A = −128.[(−25) + 89] + 128.(89 − 125). Chọn câu đúng.
A. Giá trị của A là số có chữ số tận cùng là 0
B. Giá trị của A là số lẻ
C. Giá trị của A là số dương
D. Giá trị của A là số chia hết cho 3
Hiển thị đáp án
Trả lời:
A = −128.[(−25) + 89] + 128.(89 − 125)
= −128.(−25) − 128.89] + 128.89 + 128.(−125)
= (−128.89 + 128.89) − [128.(−25) − 128.(−125)]
= 0 − 128.[(−25) + 125]
= −128.100
= −12800
Vậy giá trị của A là số chẵn, số âm có chữ số tận cùng là 0 và không chia hết cho 3.
Đáp án: A
Câu 16: Cho x1 là số nguyên thỏa mãn (x + 3)3 : 3 − 1 = −10. Chọn câu đúng.
A. x1 > −4
B. x1 > 0
C. x1 = −5
D. x1 < −5
Hiển thị đáp án
Trả lời:
(x + 3)3 : 3 − 1 = −10
(x + 3)3 : 3 = −10 + 1
(x + 3)3 : 3 = −9
(x + 3)3 = (−9).3
(x + 3)3 = −27
(x + 3)3 = (−3)3
x + 3 = −3
x = −3 − 3
x = −6
Vậy x1 = −6 < −5
Đáp án: D
Câu 17: Cho x ∈ ℤ và −5 là bội của x + 2 thì giá trị của x bằng:
A. −1; 1; 5; −5
B. ±3; ±7
C. −1; −3; 3; −7
D. 7; −7
Hiển thị đáp án
Trả lời:
Ta có −5 là bội của x + 2 suy ra x + 2 là ước của −5
Mà U(−5) = {±1; ±5} nên suy ra x + 2 ∈ {±1; ±5}
Xét bảng:
Vậy x ∈ {−1; 3; −3; −7}
Đáp án: C
Câu 18: Khi x = −12 giá trị của biểu thức (x − 8)(x + 17) là:
A. −100
B. 100
C. −96
D. Một kết quả khác
Hiển thị đáp án
Trả lời:
Thay x = −12 vào biểu thức ta được:
(−12 − 8)(−12 + 7)
= (−20).5
= −100
Đáp án: A
Câu 19: Cho x là số nguyên và x + 1 là ước của 5 thì giá trị của x là:
A. 0; −2; 4; −6
B. 0; −2; 4; 6
C. 0; 1; 3; 6
D. 2; −4; −6; 7
Hiển thị đáp án
Trả lời:
Ta có (x + 1) ∈ U(5) ⇒ (x + 1) ∈ {−5; −1; 1 ; 5}
Xét bảng:
Vậy x ∈ {0; 4; −2; −6}
Đáp án: A
Câu 20: Chọn câu đúng nhất. Với a, b, c ∈ ℤ
A. a(b − c) − a(b + d) = −a(c + d)
B. a(b + c) − b(a − c) = (a + b)c
C. A, B đều sai
D. A, B đều đúng
Hiển thị đáp án
Trả lời:
+ Đáp án A: Xét a(b − c) − a(b + d) = −a(c + d) với a, b, c, d ∈ ℤ
VT = a(b − c) − a(b + d)
= ab − ac − ab − ad
= (ab − ab) − (ac + ad)
= 0 − a(c + d)
= −a(c + d)
= VP
Vậy a(b − c) − a(b + d) = −a(c + d) với a, b, c, d ∈ ℤ hay A đúng
+ Đáp án B: Với a, b, c ∈ ℤ xét a(b + c) − b(a − c) = (a + b)c.
VT = a(b + c) − b(a − c)
= ab + ac − ba + bc
= (ab − ba) + (ac + bc)
= 0 + c(a + b)
= c(a + b)
VP = (a + b)c
⇒ VT = VP
Vậy a(b + c) − b(a − c) = (a + b)c. Hay B đúng.
Vậy cả A, B đều đúng
Đáp án: D
Câu 21: Tìm các số x, y, z biết: x + y = 11, y + z = 10, z + x = −3
A. x = −1; y = 12; z = −2
B. x = −1; y = 11; z = −2
C. x = −2; y = −1; z = 12
D. x = 12; y = −1; z = −2
Hiển thị đáp án
Trả lời:
Ta có x + y = 11, y + z = 10, z + x = −3 nên
(x + y) + (y + z) + (z + x) = 11 + 10 + (−3)
⇔ x + y + y + z + z + x = 21 + (−3)
⇔ (x + x) + (y + y) + (z + z) = 18
⇔ 2x + 2y + 2z = 18
⇔ 2(x + y + z) = 18
⇔ x + y + z = 9
Vậy x + y + z = 9
+) z = (x + y + z) − (x + y) = 9 − 11 = −2
+) x = (x + y + z) − (y + z) = 9 − 10 = −1
+) y = (x + y + z) − (x + z) = 9 − (−3) = 12
Vậy x = −1; y = 12; z = −2
Đáp án: A
Câu 22: Có bao nhiêu số nguyên n thỏa mãn (2n − 1)⋮(n + 1)
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hiển thị đáp án
Trả lời:
Ta có:
2n − 1 = 2n + 2 − 3 = (2n + 2) − 3 = 2(n + 1) − 3
Vì (2n − 1)⋮(n + 1) nên [2(n + 1) − 3]⋮(n + 1)
Mà 2(n + 1)⋮(n + 1) suy ra −3⋮(n + 1) ⇒ n + 1 ∈ U(−3) = {±1; ±3}
Ta có bảng sau:
Vậy n ∈ {−4; −2; 0; 2}
Do đó có 4 số nguyên nn thỏa mãn đề bài.
Đáp án: D
Câu 23: Tìm tổng các số nguyên n biết: (n + 3)(n − 2) < 0.
A. −3
B. −2
C. 0
D. 4
Hiển thị đáp án
Trả lời:
Vì (n + 3)(n − 2) < 0.nên suy ra n + 3 và n − 2 là hai số trái dấu.
TH1:
n + 3 > 0 n − 2 < 0 ⇔ n > 0 − 3 n < 0 + 2 ⇔ n > − 3 n < 2
⇔ −3 < n < 2 ⇒ n ∈ {−2; −1; 0; 1}
Vì n ∈ ℤ.
TH2:
n + 3 < 0 n − 2 > 0 ⇔ n < 0 − 3 n > 0 + 2 ⇔ n < − 3 n > 2 suy ra không có giá trị nào của n thỏa mãn.
Vậy n ∈ {−2; −1; 0; 1}
Tổng các số nguyên thỏa mãn là (−2) + (−1) + 0 + 1 = −2
Đáp án: B
Câu 24: Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức: C = −(x − 5)2 + 10
A. −10
B. 5
C. 0
D. 10
Hiển thị đáp án
Trả lời:
C = −(x − 5)2 + 10
Ta có: (x − 5)2 ≥ 0, ∀x ∈ ℤ ⇒ −(x − 5)2 ≤ 0, ∀x ∈ ℤ
⇒ −(x − 5)2 + 10 ≤ 10, ∀x ∈ ℤ
Suy ra C ≤ 10 ∀x ∈ ℤ
C = 10 khi (x − 5)2 = 0 ⇒ x − 5 = 0 ⇒ x = 5
Vậy giá trị lớn nhất của C là 10 khi x = 5.
Đáp án: D