X

1000 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11

200 Câu hỏi trắc nghiệm Chương 2: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918-1939) (có lời giải)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 200 Câu hỏi trắc nghiệm Chương 2: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918-1939) có lời giải được biên soạn bám sát chương trình Lịch sử 11 giúp các bạn học tốt môn Lịch sử hơn.

200 Câu hỏi trắc nghiệm Chương 2: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918-1939) có lời giải

Câu 1:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản đã lần lượt tổ chức các Hội nghị hòa bình tại đâu?

A. Pari ( 1919 – 1920) và Luân Đôn (1920 – 1921)

B. Vécxai (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921  1922)

C. Luân Đôn (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921 – 1922)

D. Oasinhtơn (1919 – 1920) và Vécxai (1921 – 1922)

Xem lời giải »


Câu 2:

Nội dung chủ yếu của các hội nghị hòa bình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

A. Kí hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi cho các nước thắng trận

B. Kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước tư bản

C. Kí hòa ước và các hiệp ước bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa

D. Kí hòa ước và các hiệp ước bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước chịu ảnh hưởng chiến tranh

Xem lời giải »


Câu 3:

Trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. trật tự thế giới đa cực

B. trật tự Oasinhtơn

C. trật tự Vécxai

D. trật tự Vécxai – Oasinhtơn

Xem lời giải »


Câu 4:

Những nước giành được nhiều quyền lợi trong trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ

B. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản

C. Anh, Đức, Mĩ, Nhật Bản

D. Italia, Pháp, Mĩ, Nhật Bản

Xem lời giải »


Câu 5:

“Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mỏng manh” vì

A. hệ thống thuộc địa của các nước nhiều, ít khác nhau

B. có sự phát triển không đồng đều về kinh tế

C. các nước đều cho rằng mình có sức mạnh cạnh tranh riêng

D. nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về việc phân chia quyền lợi

Xem lời giải »


Câu 6:

Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên có tên gọi là

A. Hội Ái hữu

B. Hội Quốc xã

C. Hội Quốc liên

D. Hội Đoàn kết

Xem lời giải »


Câu 7:

Tổ chức chính trị mạng tính quốc tế đầu tiên có sự tham gia của

A. 41 nước

B. 42 nước

C. 43 nước

D. 44 nước

Xem lời giải »


Câu 8:

Mục tiêu thành lập Hội Quốc liên là

A. duy trì trật tự thế giới mới

B. tăng cường an ninh giữa các nước

C. đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế

D. thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, khoa học giữa các nước

Xem lời giải »


Câu 9:

Cuộc khủng hoảng trong những năm 1929 – 1933 ở các nước tư bản diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực

A. xã hội

B. kinh tế

C. văn hóa

D. chính trị

Xem lời giải »


Câu 10:

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 diễn ra đầu tiên ở

A. Anh

B. Pháp

C. Đức

D. Mĩ

Xem lời giải »


Câu 11:

Cuộc khủng hoảng kinh tế thừa trong những thập kỉ 20, 30 của thế kỉ XX kéo dài trong bao lâu?

A. 3 năm

B. 4 năm

C. 5 năm

D. 6 năm

Xem lời giải »


Câu 12:

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là do

A. giá cả đắt đỏ, người dân không mua được hàng hóa

B. hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923

C. sản xuất ồ ạt thời kì 1924 – 1929 khiến “cung” vượt quá “cầu” 

D. việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu

Xem lời giải »


Câu 13:

Cuộc khủng hoàng kinh tế thế giới 1929 - 1933 diễn ra trầm trọng nhất vào năm

A. 1929

B. 1930

C. 1931

D. 1932

Xem lời giải »


Câu 14:

Nội dung nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?

A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản

B. Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản

C. Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, đời sống khó khăn

D. Gây hậy quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội, đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản

Xem lời giải »


Câu 15:

Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã làm gì?

A. Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài

B. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân

C. Quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy ở trong nước

D. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội ở trong nước

Xem lời giải »


Câu 16:

Để giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước Đức, Ialia, Nhật Bản đã làm gì?

A. Lôi kéo, tập hợp đồng minh

B. Thiết lập chế độ độc tài phát xít

C. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân

D. Thủ tiêu các quyền tự do, dân chủ của nhân dân

Xem lời giải »


Câu 17:

Chủ nghĩa phát xít được định nghĩa là

A. nền chuyên chính khủng bố công khai của những kẻ đầu trọc, hiếu chiến nhất

B. nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, manh động nhất

C. nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất

D. nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực tay sai phản động nhất, hiếu chiến nhất

Xem lời giải »


Câu 18:

Nguy cơ nghiêm trọng nhất mà sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít đem lại là

A. bùng nổ phong trào đấu tranh của nhân dân

B. các quyền tự do, dân chủ của nhân dân bị thủ tiêu

C. Đảng Cộng sản ở nhiều nước phải ngừng hoạt động

D. bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới

Xem lời giải »


Câu 19:

Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết vào đầu những năm 30 của thế kỉ XX đã báo hiệu điều gì?

A. Cuộc khủng hoảng kinh tế chưa thể giải quyết được

B. Một cuộc chiến tranh thế giới mới đang đến gần

C. Nguy cơ xảy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo

D. Nguy cơ của các cuộc chiến tranh cục bộ

Xem lời giải »


Câu 20:

Các nước tìm lối thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bằng những hình thức thống trị mới là

A. Nhật Bản, Pháp, Đức

B. I-ta-li-a, Anh, Đức

C. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản

D. Mĩ, Nhật Bản, Pháp

Xem lời giải »


Câu 21:

Các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bằng cách nào?

A. Tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội

B. Thiết lập chế độ độc tài phát xít

C. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân

D. Mở rộng giao lưu kinh tế với bên ngoài

Xem lời giải »


Câu 22:

Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết trong những năm 30 của thế kỉ XX đã báo hiệu

A. nguy cơ diễn ra các cuộc chiến tranh cục bộ

B. cuộc khủng hoảng kinh tế không thể giải quyết được

C. nguy cơ xảy ra các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo

D. nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới

Xem lời giải »


Câu 1:

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở

A. Ma-đrit (1919 - 1920) và Niu Iooc (1921 - 1922)

B. Vécxai (1919 - 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 - 1922)

C. Hen-xin-ki (1919 - 1920) và Lốt An-giơ-lét (1921 - 1922)

D. Cô-pen-ha-ghen (1919 - 1920) và Xan Phran-xix-cô (1921 - 1922)

Xem lời giải »


Câu 2:

Các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919 - 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 -1922) để

A. đưa ra các giải pháp hợp tác về kinh tế, khoa học - kĩ thuật

B. kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi

C. bàn về việc giải quyết những hậu quả của chiến tranh gây ra

D. tiến hành kí kết các hiệp ước về quân sự, an ninh, đối ngoại, môi trường,...

Xem lời giải »


Câu 3:

Trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí kết ở Vécxai và Oasinhtơn thường được gọi là

A. trật tự hai cực Ianta

B. trật tự Oasinhtơn

C. trật tự Vécxai - Oasinhtơn

D. hệ thống Vécxai - Oasinhtơn

Xem lời giải »


Câu 4:

Các văn kiện được kí kết tại Hội nghị Vécxai (1919 - 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 - 1922) đã

A. phá vỡ trật tự thế giới cũ

B. phân định lại thị trường, thuộc địa

C. thiết lập nên một trật tự thế giới mới

D. xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước bại trận

Xem lời giải »


Câu 5:

Các nước thắng trận giành được nhiều quyền lợi thông qua hệ thống Vécxai - Oasinhtơn bao gồm

A. Pháp, Đức, Mĩ, Anh

B. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản

C. Nhật Bản, Italia, Pháp, Mĩ

D. Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ

Xem lời giải »


Câu 6:

Với việc kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi giữa các nước tư bản khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, quan hệ quốc tế lúc này có điểm gì mới?

A. Cục diện các nước tư bản đối đầu với nhau

B. Một trật tự thế giới mới đã được thiết lập

C. Diễn ra cuộc đối đầu giữa các nước tư bản với Liên Xô

D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới

Xem lời giải »


Câu 7:

Với hệ thống Vécxai - Oasinhtơn, các nước thắng trận, trước hết là Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản, giành được

A. ưu thế lớn về mặt quân sự

B. những ưu thế về mặt chính trị

C. ưu thế về ngoại giao cũng như vị thế trên trường quốc tế

D. nhiều quyền lợi về kinh tế và xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước bại trận

Xem lời giải »


Câu 8:

Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mỏng manh là do

A. hệ thống thuộc địa của các nước tư bản không đều nhau

B. nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi

C. sự phát triển kinh tế - xã hội không đều giữa các nước tư bản

D. ở mỗi nước tư bản đều có những thế mạnh cạnh tranh riêng của mình

Xem lời giải »


Câu 9:

Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên được thành lập để duy trì trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Hội Liên minh

B. Hội Quốc liên

C. Hội Hiệp ước

D. Liên hợp quốc

Xem lời giải »


Câu 10:

Hội Quốc liên được thành lập với sự tham gia của bao nhiêu nước thành viên?

A. 43 nước

B. 44 nước

C. 45 nước

D. 46 nước

Xem lời giải »


Câu 11:

Mục tiêu của việc thành lập Hội Quốc liên là gì?

A. Duy trì trật tự thế giới mới

B. Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc

C. Tăng cường kiểm soát an ninh khu vực, quốc gia

D. Thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các quốc gia

Xem lời giải »


Câu 12:

Nhằm duy trì trật tự thế giới mới (hệ thống Vécxai - Oasinhton), các nước tư bản đã có chính sách gì?

A. Thành lập khối liên minh quân sự

B. Thành lập Hội Quốc liên

C. Thành lập khối liên minh chính trị - kinh tế

D. Tăng cường hợp tác để giải quyết những mâu thuẫn về quyền lợi

Xem lời giải »


Câu 13:

Cuộc khủng hoảng trong những năm 1929 - 1933 diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực

A. văn hóa

B. chính trị

C. xã hội

D. kinh tế

Xem lời giải »


Câu 14:

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 bùng nổ đầu tiên ở

A. Pháp

B. Đức

C. Mĩ

D. Anh

Xem lời giải »


Câu 15:

Cuộc khủng hoảng kinh tế thừa sau Chiến tranh thế giới thứ nhất kéo dài gần bao nhiêu năm?

A. 3 năm

B. 4 năm

C. 5 năm

D. 6 năm

Xem lời giải »


Câu 16:

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933 diễn ra trầm trọng nhất vào năm

A. 1929

B. 1930

C. 1931

D. 1932

Xem lời giải »


Câu 17:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933?

A. Anh hưởng đến toàn bộ thế giới tư bản

B. Chấm dứt thời kì ổn định của chủ nghĩa tư bản

C. Hình thành hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

D. Chấm dứt thời kì tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản

Xem lời giải »


Câu 18:

Tháng 10 - 1929, khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ ở

A. Đức

B. Pháp

C. Mĩ

D. Nhật Bản

Xem lời giải »


Câu 19:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả về kinh tế - xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933?

A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản

B. Khiến hàng chục triệu công nhân thất nghiệp

C. Nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn

D. Gây ra những cuộc chiến tranh cục bộ nhằm phân chia thị trường

Xem lời giải »


Câu 20:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933?

A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa

B. Hàng triệu công nhân thiếu việc làm tại các xưởng sản xuất

C. Gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội

D. Nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn

Xem lời giải »


Câu 21:

Các nước tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 bao gồm

A. Pháp, Mĩ, Nhật Bản

B. Anh, Pháp, Đức

C. Mĩ, Anh, Pháp

D. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản

Xem lời giải »


Câu 22:

Các nước Mĩ, Anh, Pháp khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bằng cách nào?

A. Thiết lập chế độ độc tài phát xít

B. Tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội

C. Kêu gọi sự đầu tư và giúp đỡ từ bên ngoài

D. Đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa

Xem lời giải »


Câu 1:

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 tác động nặng nề nhất đến ngành kinh tế nào của nước Đức?

A. Công nghiệp

B. Nông nghiệp

C. Giao thông vận tải

D. Du lịch và dịch vụ

Xem lời giải »


Câu 2:

Nội dung nào không phản ánh đúng hậu quả mà cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 gây ra đối với nước Đức?

A. Khủng hoảng chính trị diễn ra trầm trọng

B. Cuộc đấu tranh của quần chúng lao động diễn ra gay gắt

C. Kinh tế suy sụp, các nhà máy đóng cửa, số lượng thất nghiệp tăng nhanh

D. Giới cầm quyền Đức lo củng cố quyền lực, chuẩn bị chiến tranh

Xem lời giải »


Câu 3:

Đầu những năm 30 của thế kỉ XX, các thế lực phản động, hiếu chiến tập trung trong tổ chức nào ở nước Đức?

A. Đảng Dân chủ

B. Đảng Quốc xã

C. Đảng Xã hội dân chủ

D. Đảng Đoàn kết dân tộc

Xem lời giải »


Câu 4:

Người đứng đầu Đảng Quốc xã là

A. Hítle

B. Hinđenbua

C. Rommen

D. Manxtên

Xem lời giải »


Câu 5:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chủ trương của Hítle khi lãnh đạo Đảng Quốc xã?

A. Chống cộng sản, phân biệt chủng tộc

B. Ra sức tuyên truyền kích động chủ nghĩa phục thù

C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài, chuẩn bị cho chiến tranh

D. Liên kết với Đảng Xã hội dân chủ để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế

Xem lời giải »


Câu 6:

Một sự kiện diễn ra ở nước Đức ngày 30 – 1 – 1933 là

A. Đảng Cộng sản Đức kêu gọi quần chúng thành lập Mặt trận Nhân dân chống phát xít

B. Đảng Xã hội dân chủ Đức tuyên bố bất hợp tác, từ chối Liên minh với Đảng Cộng sản Đức

C. Tổng thống Hinđenbua chỉ định Hítle làm Thủ tướng và thành lập chính phủ mới

D.Giai cấp tư sản xóa bỏ chế độ cộng hòa tư sản để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng

Xem lời giải »


Câu 7:

Bức hình dưới đây nhắc đến sự kiện nào ở nước Đức trong những năm 30 của thế kỉ XX?

A. Tổng thống Hinđenbua qua đời, Hítle tự xưng là Quốc trưởng

B. Đảng Cộng sản Đức liên minh với Đảng Quốc xã

C. Tổng thống Hinđenbua trao quyền Thủ tướng cho Hítle

D. Đảng Quốc xã ở Đức được thành lập

Xem lời giải »


Câu 8:

Để thực hiện nền chuyên chính độc tài, ở trong nước, Chính phủ Hítle đã thực hiện chính sách

A. bài trừ người Do Thái, đề cao dân tộc Đức

B. hạn chế các quyền tự do dân chủ tối thiểu của người dân

C. đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân

D. công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ

Xem lời giải »


Câu 9:

Chính phủ Hítle đặt Đảng Cộng sản nước Đức ra ngoài vòng pháp luật sau sự kiện nào?

A. Hítle lên nắm quyền

B. Tổng thống Hinđenbua qua đời

C. Nhà Quốc hội Đức bị đốt cháy

D. Nền Cộng hòa Vaima sụp đổ

Xem lời giải »


Câu 10:

Năm 1934, sau khi tổng thống Hinđenbua qua đời, Hítle đã tự xưng là

A. Tổng thống suốt đời

B. Thủ tướng suốt đời

C. Quốc trưởng suốt đời

D. Thống soái suốt đời

Xem lời giải »


Câu 11:

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, Chính phủ Hítle đã tổ chức lại nền kinh tế trong nước theo hướng

A. ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp quân sự, quốc phòng

B. tạo điều kiện cho các nhà tài phiệt tổ chức, phát triển sản xuất

C. tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự

D. công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Xem lời giải »


Câu 12:

Sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở nước Đức vào tháng 7 – 1933?

A. Hítle thành lập Tổng hội đồng kinh tế

B. Nền Cộng hòa Vaima hoàn toàn sụp đổ

C. Đảng Cộng sản Đức phải ngừng hoạt động

D. Hiến pháp Vaima chính thức bị hủy bỏ

Xem lời giải »


Câu 13:

Ngành kinh tế được phục hồi và phát triển nhanh nhất ở Đức những năm 30 của thế kỉ XX là

A. công nghiệp dệt

B. công nghiệp quân sự

C. công nghiệp khai khoáng

D. công nghiệp cơ khí, chế tạo

Xem lời giải »


Câu 14:

Chính sách đối ngoại chủ yếu của Chính phủ Hítle là

A. bắt tay với các nước phát xít

B. thực hiện chính sách đối ngoại nước lớn

C. tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh

D. mở rộng giao lưu, hợp tác với các nước tư bản châu Âu

Xem lời giải »


Câu 15:

Tháng 10 – 1933, chính quyền Hítle đã có hành động gì?

A. Tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên

B. Ban hành lệnh tổng động viên trên toàn nước Đức

C. Tuyên bố thành lập quân đội thường trực

D. Bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự

Xem lời giải »


Câu 16:

Đến năm 1938, với đội quân 1,5 triệu người, nước Đức được ví như

A. một trại tập trung khổng lồ

B. một trại lính khổng lồ

C. một tên sen đầm quốc tế

D. một đế quốc bất khả chiến bại

Xem lời giải »


......................................................................

......................................................................

......................................................................

Xem thêm Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 có lời giải hay khác: