Lý thuyết Chuyển động thẳng đều hay, chi tiết nhất - Vật Lí lớp 10
Lý thuyết Chuyển động thẳng đều hay, chi tiết nhất
Tài liệu Lý thuyết Chuyển động thẳng đều hay, chi tiết nhất Vật Lí lớp 10 sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về Chuyển động thẳng đều từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vứng kiến thức môn Vật Lí lớp 10.
1. Chuyển động thẳng đều
a) Tốc độ trung bình
Tốc độ trung bình là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được đo bằng thương số giữa quãng đường đi được và khoảng thời gian để đi hết quãng đường đó.
Với s = x2 – x1; t = t2 – t1
Trong đó: x1, x2 lần lượt là tọa độ của vật ở thời điểm t1, t2
Trong hệ SI, đơn vị của tốc độ trung bình là m/s. Ngoài ra còn dùng đơn vị km/h, cm/s...
b) Chuyển động thẳng đều
Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
c) Quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều
Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
s = vtb.t = v.t
2. Phương trình chuyển động và đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều
a) Phương trình chuyển động thẳng đều
Xét một chất điểm chuyển động thẳng đều
Giả sử ở thời điểm ban đầu t0 chất điểm ở vị trí M0(x0), đến thời điểm t chất điểm ở vị trí M(x).
Quãng đường đi được sau quảng thời gian t – t0 là s = x – x0 = v(t – t0)
hay x = x0 + v(t – t0)
b) Đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều
Đồ thị tọa độ - thời gian là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tọa độ của vật chuyển động theo thời gian.
Ta có:
Đồ thị tọa độ - thời gian là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tọa độ của vật chuyển động theo thời gian.
= hệ số góc của đường biểu diễn (x,t)+ Nếu v > 0 ⇒ > 0, đường biểu diễn thẳng đi lên.
Đồ thị tọa độ - thời gian là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tọa độ của vật chuyển động theo thời gian.
+ Nếu v < 0 ⇒ < 0, đường biểu diễn thẳng đi xuống.
c) Đồ thị vận tốc – thời gian
Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng đều.
Trong chuyển động thẳng đều vận tốc không đổi, đồ thị vận tốc là một đoạn thẳng song song với trục thời gian.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Xác định vận tốc, quãng đường và thời gian trong chuyển động thẳng đều. Xác định vận tốc trung bình.
- Sử dụng công thức trong chuyển động thẳng đều: s = v.t
- Công thức tính vận tốc trung bình:
2. Viết phương trình chuyển động thẳng đều
a) Lập phương trình chuyển động
- Chọn trục tọa độ, gốc tọa độ, gốc thời gian, chiều dương của trục tọa độ. Đồng thời vẽ hình biểu diễn các vectơ vận tốc.
- Viết phương trình chuyển động.
+ Nếu t0 = 0 ⇒ x = x0 + vt
+ Nếu t0 ≠ 0 ⇒ x = x0 + v(t – t0)
Chú ý: Nếu vật chuyển động cùng chiều dương thì vận tốc có giá trị dương .
Nếu vật chuyển động ngược chiều dương thì vận tốc có giá trị âm.
b) Xác định thời điểm, vị trí hai xe gặp nhau
- Cho x1 = x2 ⇒ Tìm được thời điểm hai xe gặp nhau.
- Thay thời gian t vào phương trình chuyển động x1 hoặc x2 ⇒ Xác định được vị trí hai xe gặp nhau.
3. Đồ thị của chuyển động thẳng đều.
Nêu tính chất của chuyển động – Tính vận tốc và viết phương trình chuyển động
a) Tính chất của chuyển động
- Đồ thị xiên lên, vật chuyển động thẳng đều cùng chiều dương.
- Đồ thị xiên xuống, vật chuyển động thẳng đều ngược chiều dương.
- Đồ thị nằm ngang, vật đứng yên.
b) Tính vận tốc
Trên đồ thị ta tìm hai điểm bất kì đã biết tọa độ và thời điểm