Giáo án Hóa học 12 Bài 9: Amin mới nhất
Giáo án Hóa học 12 Bài 9: Amin mới nhất
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 12, VietJack biên soạn Giáo án Hóa học 12 Bài 9: Amin phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 12 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Biết được:
- Khái niệm, phân loại, cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc - chức).
- Đặc điểm, cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, độ tan) của amin.
2. Kĩ năng
- Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, xác định được bậc amin theo công thức cấu tạo.
3. Trọng tâm
- Cấu tạo phân tử và cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc - chức).
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
* Các năng lực chung
1. Năng lực tự học
2. Năng lực hợp tác
3. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
4. Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
1. Năng lực sử dung ngôn ngữ
2. Năng lực thực hành hóa học
3. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: dụng cụ: mô hình phân tử amoniac, etyl amin
2. Học sinh: ôn lại cấu tạo tính chất amoniac
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề.
- Sử dụng phương tiện trực quan
- Trực quan.
- Đàm thoại.
- Thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động
1.1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
1.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
1.3. Vào bài:
Chiếu một số hình ảnh cho học sinh quan sát
GV: Cá là nguồn thực phẩm giàu protein – một hợp phần chính trong thức ăn của con người và động vật.
Từ cá chúng ta có thể chế biến ra rất nhiều loại món ăn ngon, bổ dưỡng. Trước khi chế biến các món ăn đó chúng ta phải khử mùi tanh của cá.
? Tại sao cá lại có mùi tanh? Mùi tanh của cá là do hỗn hợp một số amin. Amin là gì? Cấu tạo và tính chất như thế nào?
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của Học sinh – Phát triển năng lực |
Nội dung |
Hoạt động 1. I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP |
||
Chúng ta xét ví dụ sau: (GV vừa viết công thức vừa gọi tên) NH3: Amoniac CH3NH2: Metylamin (CH3)2NH: Đimetyl amin CH3)3N: Trimetylamin C6H5NH2: phenyl amin Yêu cầu học sinh nhận xét số nguyên tử trong phân tử NH3? Hãy so sánh cấu tạo của amoniac và 4 hợp chất còn lại – so thử với NH3? Liên kết giữa N và các gốc H.C trong 4 phân tử trên được hình thành ntn? Nhận xét, bổ sung và chiếu hình các phân tử lên bảng cho HS quan sát. 4 chất ta xét ở trên chính là amin. Vậy amin là gì? Nhìn vào CTCT của các chất trong VD trên chúng ta thấy: |
Quan sát Liên kết với N của amoniac là H còn liên kết trong 4 chất còn lại thì liên kết với N là các gốc H.C Các liên kết đó được hình thành bằng cách thay thế 1 hay nhiều ntử H cua amoniac. Quan sát. Nêu khái niệm Nêu khái niệm bậc amin. |
I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP 1. Khái niệm ,phân loại - VD: NH3: Amoniac CH3NH2: Metylamin (CH3)2NH: Đimetylamin CH3)3N: Trimetylamin C6H5NH2: Phenylamin - KN: (SGK - 40) |
..........................................
Tài liệu còn nhiều, mời bạn tải xuống để xem đầy đủ!