X

Soạn văn lớp 11

Soạn bài Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh) ngắn gọn - Soạn văn lớp 11


Soạn bài Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh) ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh) ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 11 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 11. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 11 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh)

A. Soạn bài Cha con nghĩa nặng (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 167 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Tóm tắt mạch truyện:

- Trần Văn Sửu là người thương vợ con. Một hôm, anh bắt gặp vợ ngoại tình, không may xô ngã vợ, Sửu bỏ trốn. Sau đó, anh quay lại thăm con, sợ ảnh hưởng đến con nên anh nhảy sông tự tử. Nhưng thằng Tí con anh đã đuổi theo cha, khuyên cha trở về. Một thời gian sau Sửu được xóa án, cha con đoàn tụ.

Câu 2 (trang 167 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Tình cha đối với con:

+ Thương con, mong gặp con, hạnh phúc khi các con đều có cuộc sống ổn định.

+ Trốn đi, định nhảy sông tự tử để không liên lụy con

=> Người cha hết lòng vì con cái

- Tình con đối với cha:

+ Xúc động khi gặp cha

+ Hết lòng khuyên nhủ để cha trở về đoàn tụ

+ Quyết đi theo để phụng dưỡng, chăm sóc cho cha

=> Người con hiếu thảo, kính trọng và yêu thương cha hết mực.

Câu 3 (trang 167 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Tình huống nghệ thuật kịch tính, thể hiện chủ đề “cha con nghĩa nặng”:

+ Người cha dù rất nhớ thương con sau mười mấy năm xa cách nhưng chỉ dám lén quay về thăm con vì sợ liên lụy đến cuộc sống của con.

+ Khi biết con có cuộc sống ổn định, quyết định hi sinh sự sống để tránh liên lụy

Câu 4 (trang 167 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Cảm nghĩ về tính cách con người Nam Bộ:

+ Là những con người luôn sống chân thành, giản dị, có tình có nghĩa

+ Quyết liệt trong hành động và mãnh liệt trong tình cảm.

+ Không bao giờ chịu thua hoàn cảnh

Câu 5 (trang 167 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Nghệ thuật kể chuyện:

+ Kể theo trình tự thời gian nên người đọc dễ theo dõi, nắm bắt được cốt truyện.

+ Tạo tình huống truyện tương đối kịch tính, hấp dẫn

- Cách miêu tả nhân vật giản dị, chân thật

- Sử dụng ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ

B. Tác giả

- Tên Hồ Biểu Chánh (1884 – 1958), tên thật là Hồ Văn Trung.

- Quê quán: Tiền Giang

- Thuở nhỏ học chữ Nho. Sau đó vào học Trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn.

- Năm 1905, ông đậu Thành Chung rồi giữ nhiều chức vụ khác nhau như kỉ lục, thông ngôn, đốc phủ sử, chủ quận,...

- Ông từng làm việc ở nhiều nơi như: Sài Gòn, Bạc Liêu, Cà Mau,... nên am hiểu về cuộc sống và con người Nam Bộ.

- Tác phẩm chính:

Ông để lại di sản văn học không nhỏ: 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập ký, 28 tập khảo cứu-phê bình. Ngoài ra, còn có các bài diễn thuyết và 2 tác phẩm dịch. Các tác phẩm tiêu biểu như “Cha con nghĩa nặng”, “Cay đắng mùi đời”, “Một đóa hoa rừng”, “Tình anh em”, “Công chúa kén chồng”,...

C. Tác phẩm Cha con nghĩa nặng

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

+ Đoạn trích thuộc nửa sau chương IX của tiểu thuyết “Cha con nghĩa nặng”.

- Thể loại: Tiểu thuyết

- Phương thức biểu đạt: Tự sự

- Tóm tắt

Truyện xoay quanh nhân vật Trần Văn Sửu – một nông dân hiền lành, chăm chỉ. Anh lấy Thị Lự sinh được ba con: Tí, Quyên, Sung. Anh hết mực thương vợ, yêu con. Một hôm Sửu bắt gặp vợ ngoại tình, trong lúc nóng giận không may anh xô vợ ngã vấp vào phản chết ngay. Sửu bỏ trốn, mọi người thì tưởng Sửu nhảy xuống sông tự tử. Anh em thằng Tí về ở với ông ngoại là hương thị Tào. Sung ốm chết, Tí và Quyên đi làm thuê cho bà hương quản Tồn, được bà thương, Quyên trở thành con dâu của bà. Sau mười mấy năm trốn tránh, Sửu lẻn về nhà thăm con, được bố vợ cho biết cuộc sống hai đứa con ổn định và hạnh phúc, Sửu vội vã ra đi... Sau đó, Sửu được xóa án và cha con đoàn tụ.
- Bố cục:

+ Phần 1 (từ đầu ... buồn rầu khổ cực nữa): tâm trạng của Trần Văn Sửu khi trên cầu Mê Tức

+ Phần 2 (tiếp … trở lại liền): cuộc gặp gỡ cảm động của hai cha con

+ Phần 3 (còn lại): cuộc đoàn tụ của hai cha con

- Ngôi kể Thứ 3

- Giá trị nội dung:

Thể hiện vẻ đẹp của tình phụ tử và lòng hiếu thảo. Khẳng định những tình cảm tốt đẹp này là bài học đạo lí muôn đời của nhân dân ta.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Tạo tình huống căng thẳng, mâu thuẫn được đẩy lên qua lời thoại.

+ Nghệ thuật kể truyện tự nhiên, hấp dẫn

+ Ngôn ngữ mang sắc thái Nam Bộ

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 chọn lọc, hay khác: