Soạn bài Thương vợ - Trần Tế Xương ngắn gọn - Soạn văn lớp 11
Soạn bài Thương vợ - Trần Tế Xương ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Thương vợ - Trần Tế Xương ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 11 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 11. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 11 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Thương vợ - Trần Tế Xương (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Hình ảnh bà Tú hiện lên:
*Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, khổ cực
-Thời gian quanh năm, làm việc liên tục ở mom sông, rất cheo leo, nguy hiểm, không ổn định.
- Hình ảnh thân cò lặn lội quãng vắng, buổi đò đông: gợi nỗi vất vả, cực nhọc, đơn chiếc khi làm ăn.
* Bà Tú chu đáo, đảm đang: Nuôi đủ cả gia đình, không thiếu cũng không dư.
Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Đức tính cao đẹp của bà Tú:
+ Lặn lội thân cò khi quãng vắng: sự chịu khó, chăm chỉ, tần tảo
+ Năm nắng mười mưa dám quản công: Đức hy sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, đảm đang, nhẫn nại.
Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của Tú Xương, tố cáo hiện thực, xã hội quá bất công với người phụ nữ, quá bó buộc họ để những người phụ nữ phải chịu nhiều cay đắng vất vả
Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện rõ nét thông qua:
+ sự cảm thương cho nỗi vất vả, lam lũ của bà Tú
+ phát hiện và trân trọng, ngợi ca những đức tính tốt đẹp của vợ
+ Từ tấm lòng thương vợ, Tú Xương cũng chửi cả thói đời đen bạc đẩy người phụ nữ vào bất công
=> Qua đó, ta thấy được những tâm sự chân thành và nhân cách cao đẹp của nhà thơ
Luyện tập (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian:
+ Lặn lội thân cò khi quãng vắng: có ý từ ca dao “Con cò lặn lội bờ sông” nhưng sáng tạo hơn nhiều (cách đảo từ lặn lội lên đầu hay thay thế con cò bằng thân cò):
+ “một duyên hai nợ”, “năm nắng mười mưa”: vận dụng sáng tạo thành ngữ
B. Tác giả
- Tên: Trần Tế Xương ( 1870- 1907)
- Quê quán: Nam Định
- Quá trình hoạt động văn học:
+ Là người rất cá tính, ưa sống phóng túng, không thích khuôn sáo gò bó. Có lẽ vì vậy mà ông không thành công trên con đường khoa bảng.
+ Tú Xương sinh ra và lớn lên trong buổi đầu của chế độ thực dân nửa phong kiến, Nam Định- quê hương ông là bức tranh điển hình cho xã hội Việt Nam lúc giao thời, xuất hiện nhiều cảnh nhố nhăng, ô hợp.
- Phong cách nghệ thuật:
+ gồm hai mảng trữ tình và trào phúng nhưng trữ tình là cái gốc rễ còn trào phúng chỉ là cành lá.
+ thơ bắt nguồn từ tâm huyết với dân, với nước, với đời.
+ Tú Xương cũng đã Việt hóa sâu sắc thể thơ Nôm Đường luật, hình ảnh ngôn từ bình dị, đậm sắc thái dân gian và nóng hổi hơi thở đời sống.
- Tác phẩm chính:
+ sáng tác của Tế Xương gồm hai mảng trào phúng và trữ tình.
+ hiện còn khỏang 100 bài chủ yếu là thơ Nôm, văn tế và câu đối.
C. Tác phẩm Thương vợ
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
+ “Thương vợ” là bài thơ cảm động nhất trong chùm thơ văn câu đối về đề tài bà Tú.
- Thể thơ: 7 chữ
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
- Bố cục:
+ Phần 1 (4 câu đầu): Hình ảnh bà Tú tần tảo, chịu thương chịu khó hiện lên qua nỗi thương vợ của thi sĩ.
+ Phần 2 (còn lại): Tình cảm, thái độ của tác giả.
- Giá trị nội dung:
+ Với tình cảm thương yêu quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách chân thực xúc động hình ảnh người vợ tàn tảo, giàu đức hi sinh.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị sâu sắc.