X

Soạn văn lớp 11

Soạn bài Ôn tập phần văn học (Kì 2) ngắn gọn - Soạn văn lớp 11


Soạn bài Ôn tập phần văn học (Kì 2) ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Ôn tập phần văn học (Kì 2) ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 11 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 11. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 11 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Ôn tập phần văn học (Kì 2)

A. Soạn bài Ôn tập phần văn học (Kì 2) (ngắn nhất)

Câu 1 (Trang 116 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Phương diện so sánh Thơ Trung đại Thơ Mới
Hoàn cảnh ra đời Xã hội phong kiến, chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Trung Quốc. Xã hội thực dân nửa phong kiến, ảnh hưởng của văn học phương Tây.
Nội dung - Thời đại cái "ta" đặt lên trước hết, đề cao tính cộng đồng, xã hội. Cái "tôi" nếu có xuất hiện cũng phải đặt sau cái "ta" chung.
- Bộc lộ lòng yêu nước, chí khí anh hùng, tinh thần trung quân ái quốc, mang nặng tính chất giáo huấn tư tưởng.
- Cái "tôi" cá nhân được coi trọng nhưng lại không thể thoát khỏi sự bơ vơ, lạc lõng giữa cuộc đời.
- Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và nỗi lòng thầm kín, u uất của những con người mất nước, phải sống cảnh tù túng, bó buộc.
Cảm hứng chủ đạo Tinh thần yêu nước cao độ, luôn sục sôi, tràn đầy bầu nhiệt huyết phò vua, giúp nước nhưng cũng có khi chán nản, buồn rầu trước sự bất lực của bản thân trước tình cảnh đất nước. Nỗi buồn, cô đơn, thất vọng của cái "tôi" cá nhân trước thực tại và tương lai mất nước, trước cuộc sống tù túng, chật hẹp.
Nghệ thuật - Chữ Hán, chữ Nôm
- Thể thơ truyền thống: Đường luật, cổ phong, lục bát, song thất lục bát.
- Tính quy phạm nghiêm ngặt thể hiện ở niêm luật chặt chẽ, các diễn đạt ước lệ, sử dụng nhiều điển tích điển cố.
- Chữ Quốc ngữ.
- Thể thơ kết hợp truyền thống và hiện đại.
- Tính quy phạm bị phá vỡ bởi lối diễn đạt tự do, phóng khoáng, ngôn ngữ gần gũi với đời sống.

Câu 2 (Trang 116 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Phương diện so sánh Lưu biệt khi xuất dương Hầu trời
Nội dung - Tư tưởng lớn: Chí làm trai với có khát vọng xoay chuyển thời thế.
- Ý thức cá nhân, ý thức trách nhiệm cao cả trước sự tồn vong của đất nước.
- Xót xa hiện thực đất nước, phê phán chế độ thi cử cũ.
- Có giá trị giáo dục to lớn đối với thanh niên nhiều thế hệ .
- Khao khát khẳng định cái "tôi" cá nhân
- một cái tôi phóng túng, tài hoa.
- Ý thức được tài năng, mong được khẳng định mình, được công nhận.
Nghệ thuật - Thể thơ thất ngôn bát cú diễn đạt trọn vẹn hoài bão, khát vọng của người trẻ. - Xây dựng thành công hình tượng con người vừa mang vẻ đẹp lãng mạn vừa kì vĩ, mạnh mẽ, có chí lớn Phan Bội Châu. - Ngôn ngữ thơ bình dị nhưng hình ảnh thơ mang tầm vóc vũ trụ, thiên nhiên hùng vĩ nên có sức lay động mạnh mẽ. - Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do thể hiện trọn vẹn cốt truyện hư cấu nhưng vẫn mang nhiều ý nghĩa tả thực. - Cảm xúc được tự do bộc lộ bởi cái "tôi" ngang tàng, ngông nghênh. - Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế nhưng khá gần gũi với đời sống. - Cách kể chuyện hóm hỉnh, có duyên và lôi cuốn người đọc.
Tính giao thời - Dấu ấn cũ:
    + Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luận viết bằng chữ Hán.
    + Đề tài "lưu biệt": Một trong những đề tài quen thuộc của thơ cổ trung đại thể thơ Đường luật.
    + Sử dụng hình ảnh thơ ước lệ mang tính quy phạm.
- Nét mới:
    + Phê phán lối học khoa cử của Nho Giáo mạnh mẽ.
    + Chất lãng mạn, hào hùng toát ra từ nhiệt huyết cách mạng sôi nổi của con người cũ Phan Bội Châu.
- Dấu ấn cũ:
    + Hình thức theo lối thơ cổ - thể thơ thất ngôn trường thiên.
    + Hình ảnh, ngôn từ, cách diễn đạt vẫn mang dấu ấn văn học trung đại.
- Nét mới:
    + Sử dụng chữ Quốc ngữ.
    + Cái "tôi" tự do bộc lộ cảm xúc. Suy nghĩ mới mẻ, phóng khoáng, vượt ra khỏi quy phạm.

Câu 3 (trang 116 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Quá trình hiện đại hóa thơ ca thời kì đầu thế kỉ XIX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 qua các bài Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu trời của Tản Đà, Vội vàng của Xuân Diệu sẽ được chia làm 3 giai đoạn và tổng hợp trong bảng:

Giai đoạn Quá trình hiện đại hóa thơ ca
Giai đoạn thứ nhất từ đầu thế kỉ XX – 1920 - Nghệ thuật vẫn thuộc phạm trù thi pháp trung đại:
    + Viết bằng chữ Hán, thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
    + Hình ảnh thơ ước lệ.
- Tư tưởng đã được đổi mới (Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu):
    + Tư tưởng lớn: Chí làm trai có khát vọng xoay chuyển thời thế.
- Ý thức cá nhân, ý thức trách nhiệm cao cả trước sự tồn vong của đất nước nên có giá trị giáo dục to lớn đối với thanh niên nhiều thế hệ .
Giai đoạn thứ hai: Từ 1920 đến 1930 - Nghệ thuật:
    + Ngôn ngữ hiện đại, gần gũi với đời sống.
    + Yếu tố của thi pháp văn học trung đại vẫn còn tồn tại khá phổ biến.
- Nội dung (Hầu trời - Tản Đà):
    + Khao khát khẳng định cái "tôi" cá nhân - một cái tôi phóng túng, tài hoa.
    + Ý thức được tài năng, mong được khẳng định mình, được công nhận.
→ "Hầu trời" được đánh giá là gạch nối giữa hai thời đại văn học dân tộc.
Giai đoạn thứ ba: Từ năm 1930 – 1945 Quá trình hiện đại hóa hoàn tất (Vội vàng, Tràng Giang, Đây thôn Vĩ Dạ, Tương tư).
- Nghệ thuật:
    + Sử dụng thi pháp hiện đại với nhiều biện pháp tu từ.
    + Ngôn ngữ hiện đại, gần gũi với đời sống.
- Nội dung: Cái "tôi" sẵn sàng bộc lộ quan điểm cá nhân: Khao khát sống, giao cảm với đời, lẽ sống mới, phù hợp với thời đại.

Câu 4 (trang 116 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Tác phẩm Nội dung Nghệ thuật
Vội vàng - Xuân Diệu - Khát khao được sống, được giao cảm hết mình với thiên nhiên, cuộc đời.
- Quan niệm mới mẻ về nhân sinh: Thời gian một đi không trở lại, đời người hữu hạn nên cách sống cũng phải "vội vàng".
- Thể thơ tự do, kết hợp tốt giữa cảm xúc và lý luận thực tế.
- Hình ảnh thơ mới mẻ, sáng tạo, táo bạo.
- Giọng thơ gấp gáp, say mê, sôi nổi.
Tràng giang - Huy Cận - Cái "tôi" cô đơn, lẻ loi, bâng khuâng trước thiên nhiên.
- Tình yêu quê hương trong nỗi sầu nhân thế bao la, thăm thẳm.
- Vừa cổ điển, vừa hiện đại: Sử dụng hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ nhưng cảm xúc mới mẻ, cách thể hiện tình yêu quê hương độc đáo, sáng tạo.
- Giọng thơ gần gũi, thân thuộc.
Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử - Tình cảm thiết tha với đời, với người.
- Nỗi buồn bâng khuâng với bao uẩn khúc trong lòng, khát khao được chia sẻ, được thấu hiểu.
- Bút pháp gợi tả, hình ảnh thể hiện nội tâm tác giả.
- Ngôn từ tinh tế, giàu sức gợi liên tưởng.
Tương tư - Nguyễn Bính - Tâm trạng của chàng trai trong tình yêu đơn phương hòa lẫn cảnh quê, hồn quê.
- Khát vọng hạnh phúc lứa đôi giản dị cùng tình yêu quê hương nhẹ nhàng, tha thiết.
- Ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi với đời sống làng quê.
- Thể thơ lục bát gần với ca dao dân gian làm sống dậy hồn xưa đất nước.
Chiều xuân - Anh Thơ - Cảnh chiều xuân ở đồng bằng Bắc Bộ cùng nhịp sống êm ả, tĩnh lặng.
- Tình yêu quê hương được thể hiện tinh tế, dung dị.
- Thủ pháp gợi tả, lấy cái động để tả cái tĩnh lặng đặc sắc.
- Sử dụng nhiều từ láy gợi hình, đặc tả cảm xúc cá nhân.

Câu 5 (trang 116 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài thơ:

Tác phẩm Nội dung tư tưởng Đặc sắc nghệ thuật
Chiều tối (Hồ Chí Minh) - Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của nhà thơ.
- Ý chí sống mãnh liệt, vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt.
- Tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai cách mạng.
- Kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật cổ điển mà hiện đại.
- Bút pháp gợi tả chấm phá, cốt lấy linh hồn của vạn vật.
- Ngôn ngữ linh hoạt và sáng tạo.
- Mạch thơ có sự vận động mạnh mẽ.
Lai tân (Hồ Chí Minh) - Vạch trần thực trạng đen tối, thối nát của xã hội Trung Quốc.
- Sự mỉa mai, châm biếm, đả kích.
- Bút pháp tả thực châm biếm mạnh mẽ.
- Câu từ sáng tạo, bất ngờ.
- Kết cấu nghịch lý làm nổi thái độ châm biếm, mỉa mai.
Từ ấy (Tố Hữu) - Cảm xúc say mê, vui sướng của người thanh niên yêu nước được giác ngộ lý tưởng cách mạng.
- ý thức tự nguyện gắn bó, đấu tranh vì những người lao động nghèo khổ.
- Hình ảnh thơ tươi sáng, đẹp đẽ, giàu ý nghĩa tượng trưng, biểu tượng.
- Các biện pháp tu từ được sử dụng đắt giá.
- Sự đa dạng của bút pháp: Tự sự kết hợp trữ tình.
Nhớ đồng (Tố Hữu) - Nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương.
- Niềm khát khao tự do khi đã sớm được giác ngộ lý tưởng cách mạng.
- Hình ảnh ẩn dụ độc đáo, có sức gợi cảm.
- Biện pháp điệp từ, điệp kiểu câu nhấn mạnh nỗi nhớ.
- Ngôn từ thiết tha, lôi cuốn.

Câu 6 (trang 116 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Cái hay, cái đẹp, cái hấp dẫn của bài Tôi yêu em (Puskin):

- Nội dung:

    + Trong thơ của Puskin, tình yêu có sức hấp dẫn, lay động riêng .

    + Tình yêu là những cung bậc cảm xúc sâu xa, phức tạp, khó nắm.

    + Mặc dù là mối tình đơn phương, vô vọng nhưng vẫn sáng lên sự chân thành, hy sinh, chúc phúc cho người mình yêu.

- Tư tưởng: Quan niệm về tình yêu cao thượng, giàu sự chân thành.

- Nghệ thuật:

    + Cách sử dụng ngôn từ điêu luyện, giàu sức gợi cảm.

    + Điệp khúc "Tôi yêu em" duy trì mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ nhấn mạnh tình yêu chân thành.

    + Cách ngắt nhịp thơ linh hoạt, sáng tạo.

Câu 7 (trang 116 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn "Người trong bao" của Sê-khốp:

- Khắc họa chân dung:

    + Bộ mặt: Giấu trong cổ áo bành tô bẻ cao, mắt đeo kính râm.

    + Trang phục: Áo màu đen, đi giày cao su, mặc áo bông chần dù trời nóng nực, luôn đeo kính râm.

    + Đồ dùng: Luôn mang ô, đồng hồ quả quýt, chiếc dao nhỏ để gọt bút chì... đều được để trong bao.

    + Cách sống: Ở nhà cũng đóng cửa kín mít, ngủ kéo chăn trùm kín đầu, buồng ngủ như cái hộp chật...

→ Bê-li-cốp hiện lên kì quái, lập dị. Tất cả cuộc sống đều được bao bọc chặt chẽ, được che chắn, trong hình thức một cái bao.

- Tính cách Bê - li - cốp:

    + Nhút nhát, ngại giao tiếp, "thu mình vào trong vỏ, tạo cho mình một thứ bao có thể ngăn mình khỏi những ảnh hưởng từ bên ngoài".

    + Ý nghĩ cũng giấu kín, không bao giờ dám phát biểu ý kiến.

    + Tôn sùng, ca ngợi quá khứ, bảo thủ, sùng bái cấp trên và những chỉ thị thông tư một cách máy móc, rập khuôn và trốn tránh thực tại.

    + Sống cô độc, lo lắng sợ hãi với câu nói cửa miệng "nhỡ lại xảy ra chuyện gì".

→ Con người bảo thủ, lập dị đáng trách nhưng lại cô độc, lạc lõng, sợ hãi đến đáng thương.

- Ảnh hưởng lối sống của Bê-li-cốp đến mọi người:

    + Mọi người đều sợ hắn, cả thầy hiệu trưởng cũng sợ... cả thành phố sợ hắn.

    + Bê-li-cốp chết đi nhưng tính cách và lối sống ấy vẫn tiếp tục tồn tại, dai dẳng.

→ Bê - li - cốp là hình ảnh đại diện cho một kiếp người, một hiện tượng xã hội cổ hủ, lập dị, sống giáo điều nhưng lại vô cùng cô độc đang tồn tại trong xã hội tri thức Nga cuối thế kỉ XIX.

Câu 8 (trang 116 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Hình tượng nhân vật Giăng Van- giăng trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”:

- Hoàn cảnh nhân vật xuất hiện:

    + Một thị trưởng giàu có, nhân từ.

    + Cứu một người vô tội đã tự thú thân phận thật - một người tù khổ sai.

- Hình tượng nhân vật:

Hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin Giăng Van-giăng đối với Gia-ve
Trước khi Phăng-tin chết - Giọng nói: Nhẹ nhàng, tình cảm thể hiện sự lo lắng.
- Hành động: Hết sức điềm tĩnh, quan tâm chu đáo.
→ Là người ân cần, chu đáo, hết lòng thương cảm với số phận đáng thương của những con người khốn khổ.
- Giọng nói: Tế nhị, nhẹ nhàng.
- Hành động: Cúi đầu cầu xin.
→ Cố gắng cầu xin Gia-ve giữ bí mật chuyện chưa tìm được Cô - dét, ông không muốn để Phăng-tin bị sốc.
Sau khi Phăng-tin chết - Giọng nói: "Thì thầm bên tai Phăng-tin".

- Hành động: "Hai tay nâng đầu Phăng-tin lên, đặt ngay ngắn giữa gối như một người mẹ sửa sang cho con", "thắt lại dây rút cổ áo chị, vén gọn mớ tóc vào trong chiếc mũ vải. Rồi ông vuốt mắt cho chị".
→ Giăng Van-giăng như một đấng cứu thế, là người cứu lấy niềm tin của Phăng-tin.
- Giọng nói: Gằn giọng đầy phẫn nộ.
- Hành động: "Cậy bàn tay Gia-ve như cậy bàn tay trẻ con", "bẻ thành giường", "nhìn Gia-ve trừng trừng".
→ Phẫn nộ, tức giận khi Gia-ve gián tiếp gây ra cái chết đáng thương cho Phăng-tin.

B. Kiến thức cơ bản

- Nắm vững hệ thống hóa được những tri thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại và văn học nước ngoài đã học.

- Có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học, …

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 chọn lọc, hay khác: