X

Soạn văn lớp 11

Soạn bài Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh) ngắn gọn - Soạn văn lớp 11


Soạn bài Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh) ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh) ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 11 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 11. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 11 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh)

A. Soạn bài Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 91 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Nguyễn An Ninh phê phán lối học đòi "Tây hóa" qua những hành vi:

- Bập bẹ vài ba tiếng Tây trong lời nói.

- Lối sống lai căng từ kiến trúc đến lời tiếng nói.

- Phê phán quan niệm sai lầm cho rằng tiếng mẹ đẻ nghèo nàn. Bên cạnh đó vẫn vẫn khuyến khích trí thức học tiếng nước ngoài để tiếp thu kiến thức.

→ Lối học đòi "Tây hóa" là biểu hiện của việc mất gốc văn hóa, từ chối cội nguồn dân tộc.

Câu 2 (trang 91 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Tiếng mẹ đẻ rất quan trọng với vận mệnh dân tộc:

- Tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng dân tộc khỏi sự áp bức, bóc lột.

- Tiếng mẹ đẻ là tiếng nói thống trị mang tinh thần dân tộc. Từ chối tiếng mẹ đẻ là từ chối quyền tự do.

- Bảo tồn và phát triển tiếng mẹ đẻ là con đường giúp dân mình tiếp xúc với văn minh nhân loại.

Câu 3 (Trang 91 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Tác giả đưa ra 3 dẫn chứng để khẳng định tiếng nước mình không nghèo:

- "Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?": Truyện Kiều là áng văn thiên cổ của dân tộc với ngôn từ phong phú, diễn tả được nhiều mặt của đời sống con người.

- "Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự": Khẳng định sự học hỏi tiếng nước ngoài chỉ để giao lưu văn hóa chứ không mang nền văn hóa áp đặt vào truyền thống dân tộc.

- "Ở An Nam cũng như mọi người khác đều có thể ứng dụng nguyên tắc này: Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra": Nhấn mạnh tiếng Việt rất giàu có, chỉ cần dân mình suy nghĩ kĩ, chịu khó tìm tòi, học hỏi thì không thiếu ngôn từ để thể hiện.

Câu 4 (Trang 91 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Mối quan hệ giữa tiếng nước ngoài và tiếng nước mình:

- Tác giả không phủ nhận vai trò của tiếng nước ngoài, còn khuyến khích "để cho đồng bào họ cũng phải được thông phần nữa".

- Việc học thêm tiếng nước ngoài sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức mới để phát triển xã hội, bản thân, làm giàu thêm cho ngôn ngữ nước mình.

Câu 5 (trang 91 SGK ngữ văn 11 tập 2)

- Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân thống trị thì câu nói "Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian" tuy có lý nhưng lại chưa hoàn toàn đúng đắn.

- Muốn giải phóng dân tộc còn cần có đường lối lãnh đạo của Đảng và sự trang bị vững vàng về kinh tế, quân sự cùng tinh thần đoàn kết cao độ của toàn dân tộc.

B. Tác giả

- Tên: Nguyễn An Ninh (1900 – 1943)

- Quê quán: Tỉnh Chợ Lớn, nay thuộc Long An

- Quá trình hoạt động văn học:

Sự nghiệp và tên tuổi của ông gắn liền với những buổi diễn thuyết sôi động và những bài báo nổi tiếng đã từng một thời cuốn hút thanh niên và dư luận trong nước. Ông mạnh dạn lên án chính sách bóc lột và ngu dân của thực dân Pháp. Là một trí thức trẻ tân tiến, ông phê phán mạnh mẽ đạo Khổng và đề cao tinh thần học hỏi văn hóa châu Âu để xây dựng một nền văn hóa đặc sắc riêng của nước nhà.

- Từ một trí thức Tây học, ông đến với CN Mác và những người cộng sản.

- 1908 bị bắt đày đi Côn Đảo.

=> Là một trí thức tài cao học rộng.

- Phong cách nghệ thuật:

+ Văn phong của ông khúc chiết, trong sáng, vừa độ sâu về tư duy văn hóa vừa tràn đầy nhiệt huyết của một người yêu nước gần gũi với đời sống và người lao động.

- Tác phẩm chính:

+ Tác phẩm dịch: Khế ước xã hội.

+ Vở tuồng: Hai Bà Trưng.

C. Tác phẩm Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

+ “Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” là bài chính luận xuất sắc của Nguyễn An Ninh với bút danh Nguyễn Tịnh đăng trên báo Tiếng chuông rè năm 1925.

- Thể loại: Văn Chính luận

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

- Tóm tắt

Bài nghị luận Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức là tác phẩm thể hiện lòng tự hào dân tộc, nhiệt tình bảo vệ và xây dựng nền văn hóa Việt Nam của Nguyễn An Ninh.

Mở đầu bài viết, tác giả phê phán một số người do thiếu hiểu biết, thích học đòi lối sống “Tây hóa”. Họ bập bẹ năm ba tiếng Tây để làm cho oai nhưng thực chất họ làm tổn thương tiếng mẹ đẻ và tự bộc lộ là người kém văn hoá. Đó là biểu hiện của dấu hiệu mất gốc văn hóa.

Phần tiếp theo, tác giả tác giả khẳng định tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức đồng thời chứng minh rằng: Tiếng Việt rất giàu có. Đó là tiếng nói hằng ngày của những con người lao động bình thường, là những tác phẩm văn thơ bất hủ của Nguyễn Du...

Phần kết thúc, tác giả nhấn mạnh quan điểm: nên học tiếng nước ngoài để thu nhận kiến thức và không khinh rẻ, từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Học tiếng nước ngoài chính là một cách làm giàu thêm cho ngôn ngữ nước mình.

- Bố cục:

+ Phần 1: Từ đầu đến “lo lắng”- phê phán những hành vi học đòi “Tây hóa”

+ Phần 2: Từ tiếp đến “để nói ra”- Giá trị và vai trò của tiếng mẹ đẻ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc

+ Phần 3: Còn lại- quan niệm của tác giả về mối quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài.

- Giá trị nội dung:

+ Tiếng nói là tài sản quý giá của dân tộc, phải biết bảo vệ nó và làm cho nó ngày càng phát triển.

+ Tiếng mẹ đẻ còn là nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức.

+ Tầm nhìn chiến lược của Nguyễn An Ninh về vai trò và tiếng nói dân tộc.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Luận điểm rõ ràng, logic.

+ Dẫn chứng cụ thể, chân thực.

+ Giọng điệu nhẹ nhàng đầy sức thuyết phục

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 chọn lọc, hay khác: