Soạn bài Vịnh khoa thi Hương - Trần Tế Xương ngắn gọn - Soạn văn lớp 11
Soạn bài Vịnh khoa thi Hương - Trần Tế Xương ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Vịnh khoa thi Hương - Trần Tế Xương ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 11 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 11. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 11 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Vịnh khoa thi Hương - Trần Tế Xương (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Sự khác thường trong kì thi: thí sinh Hà Nội và Nam Định thi chung ở Nam Định (theo chủ trương giảm bớt kì thi để đến năm 1915, 1918 bỏ hẳn kì thi chữ Hán). Từ lẫn chỉ sự lẫn lộn, báo trước sự thiếu nghiêm túc, ô hợp, láo nháo trong thi cử.
Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Hình ảnh:
+ Sĩ tử: Nhếch nhác, lôi thôi
+ Quan trường: ậm ọe, miệng thét loa: ra oai một cách giả tạo
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình: ậm ọe, lôi thôi.
+ Đối: lôi thôi sĩ tử >< ậm ọe quan trường.
+ Đảo ngữ
⇒ Cảnh thi cử láo nháo, lộn xộn, trường thi đầy những cảnh chướng tai gai mắt (sĩ tử nhếch nhác, mụ đầm thì váy lê,..)
Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Hình ảnh:
+ Quan sứ: được tiếp đón long trọng với võng lọng rợp trời
+ Mụ đầm: ăn mặc diêm dúa
- Nghệ thuật đối: Lọng cắm rợp trời >< váy lê quết đất, quan sứ đến >< mụ đầm ra => Sự mỉa mai, châm biếm sâu cay, gọi ông quan Tây thì trang trọng, nhưng gọi vợ ông quan là con mụ chẳng ra gì, đó là cách chửi của Tú Xương.
Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Tâm trạng thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi: Sự mỉa mai, châm biếm với chế độ khoa cử láo nháo, lôi thôi, niềm xót xa trước hiện thực đất nước
- Lời nhắn gọi ở hai câu cuối: lay gọi sĩ tử - những trí thức, những nhân tài đất nước trong hiện tại cần thấy sự nhục nhã của hoàn cảnh, thân phận, của đất nước mà căm ghét bọn ngoại bang, bọn sứ đầm, không quên nhục mất nước.
B. Tác giả
- Tên: Trần Tế Xương (1870 - 1907)
- Quê quán: làng Vị Xuyên - huyện Mĩ Lộc - tỉnh Nam Định ( nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định).
- Cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân.
- Phong cách nghệ thuật:
+ Thơ của Tế Xương có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình trong đó trữ tình là gốc.
+ Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.
- Tác phẩm chính:
+ Với khoảng trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát) và một số bài văn tế, phú, câu đối,...
C. Tác phẩm Vịnh khoa thi Hương
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: “Vịnh khoa thi Hương” còn có tên gọi khác “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu”, được sáng tác năm 1897.
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
- Bố cục:
+ Hai câu đề: Giới thiệu về kì thi
+ Hai câu thực: Cảnh tượng khi đi thi
+ Hai câu luận: Những ông to bà lớn đến trường thi
+ Hai câu kết: Thái độ phê bình của nhà thơ với kì thi
- Giá trị nội dung:
+ Bài thơ ghi lại cảnh “nhập trường” vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo, nhố nhăng.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Nghệ thuật đối, đảo ngữ.
+ Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm.