Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội ngắn gọn - Soạn văn lớp 11
Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 11 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 11. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 11 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội (ngắn nhất)
Đề 1 (trang 14 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Đọc truyện Tấm Cám, anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?
Dàn ý (mẫu 1)
Mở bài
- Giới thiệu khái quát truyện Tấm Cám
- Nêu vấn đề: bài học thiện – ác trong xã hội xưa và nay
Thân bài
- Giải thích về cuộc đấu tranh thiện – ác
+ Thiện: tốt đẹp, hợp với đạo đức, ác: tính hay gây tai họa, đau khổ cho người khác
=> Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu là cuộc đấu tranh với những điều xấu, điều ác gây tai họa cho con người
- Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong truyện Tấm – Cám
+ Mẹ con Cám với hành động đại diện cho cái xấu, cái ác
+ Tấm là đại diện cho “thiện” với hành động chống lại cái xấu, cái ác
- Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong xã hội xưa và nay
+ Khẳng định trong xã hội cuộc đấu tranh vẫn diễn ra
+ D/c trong lịch sử: Nhiều tấm gương chống cái xấu, cái ác: Chu Văn An,…
+ D/c trong xã hội hiện đại: hiệp sĩ đường phố của Sài Gòn đã hi sinh tính mạng để ngăn chặn điều ác
- Ý nghĩa của cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu: Đấu tranh với cái ác, con người được sống tốt đẹp, xã hội phát triển
- Cuộc đấu tranh thiện – ác là cuộc đấu tranh lâu dài nhưng cuối cùng điều thiện vẫn sẽ luôn giành chiến thắng
Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề: Truyện Tấm Cám để lại những bàn luận trên nhiều khía cạnh khác nhau giữa thiện và ác
- Liên hệ bản thân
Dàn ý (mẫu 2)
Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (trong bất cứ thời đại nào, xã hội nào cũng tồn tại song song cái thiện và cái ác, người tốt và kẻ xấu, hai phe đối lập này luôn đấu tranh với nhau).
Thân bài:
Luận điểm 1: Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, người tốt và kẻ xấu trong truyện Tấm Cám.
- Tấm là đại diện cho người tốt, cho cái thiện, mẹ con Cám là đại diện cho những kẻ xấu, cho cái ác.
- Cái thiện, người tốt được trợ giúp, chiến thắng cái ác, chiến thắng kẻ xấu, có được hạnh phúc và kết quả xứng đáng.
Luận điểm 2: Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay.
- Cuộc đấu tranh ấy chưa bao giờ chấm dứt, cái thiện, cái tốt đẹp luôn phải đấu tranh vượt lên trên cái ác, cái xấu, đó là quy luật của cuộc sống.
- Nhưng cái thiện cuối cùng cũng dành phần thắng (dù bằng cách này hay cách khác).
- Cuộc đấu tranh ấy trong xã hội ngày nay càng khốc liệt hơn, con người trong xã hội hiện đại cần phải tỉnh táo, thông minh, nghị lực và kiên định để cái thiện, cái tốt có thể giành phần thắng.
Kết bài: Khẳng định cái thiện, cái tốt là những giá trị chân chính mà con người phải hướng đến trong cuộc sống để hoàn thiện mình.
Đề 2 (trang 14 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong Bài kì đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba – 1442:
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.
Dàn ý (mẫu 1)
Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề, trích dẫn ý kiến
- Nếu vấn đề:Trích dẫn trong bài kí khẳng định vai trò quan trọng của hiền tài đối với sự phát triển của đất nước
Thân bài
- Giải thích
+ Hiền tài: bề tôi tài giỏi, người có đức, có tài.
+ Nguyên khí: sức mạnh vật chất tinh thần đảm bảo sự phát triển
=> Những hiền tài đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước
- Tại sao hiền tài là nguyên khí quốc gia? (Vai trò của người hiền)
+ Hiền tài là những người thực sự có năng lực, có thể cống hiến, đưa đất nước phát triển trên mọi lĩnh vực
+ Ngược lại, không có hiền tài, đất nước nghèo nàn, lạc hậu
- Những hiền tài đóng góp cho đất nước
+ Trong lịch sử dân tộc: Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Chu Văn An,…
+ Trong hiện tại: Ngô Bảo Châu, Đỗ Nhật Nam,…
- Làm sao để có nhiều hiền tài cho đất nước?
+ Có chính sách, chế độ đãi ngộ tốt cho hiền tài
+ Mỗi cá nhân ý thức trách nhiệm của mình để cống hiến cho đất nước
Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận
- Liên hệ bản thân
Dàn ý (mẫu 2)
Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (Nhân tài là nguồn lực của đất nước, thời đại nào đất nước cũng cần những người tài giỏi,…)
Thân bài:
Luận điểm 1: Bình luận về ý kiến của tác giả Thân Nhân Trung
- Ý kiến vô cùng đúng đắn, sáng suốt.
- Nhân tài chính là động lực, là nguồn lực để phát triển đất nước lớn mạnh.
Luận điểm 2: Thế nào là “hiền tài”, nhân tài?
- Là những người vừa tài giỏi, lại vừa có phẩm chất tốt đẹp, tài đi đôi với đức.
Luận điểm 3: Vai trò của những người tài giỏi đối với sự phát triển đất nước.
- Họ là tinh hoa, là bộ mặt đại diện của một quốc gia.
- Họ, cùng với những hành động, việc làm của mình sẽ làm giàu, sẽ khiến cho đất nước trở nên phồn thịnh, tốt đẹp hơn.
- Dẫn chứng cụ thể: những học sinh, sinh viên đạt giải cao trong những cuộc thi quốc tế, những tiến sĩ, giáo sư, những nhà giáo, bác sĩ giỏi, tâm huyết với nghề,…
Kết bài: Đất nước luôn cần những người tài giỏi, vì thế những người trẻ tuổi phải ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện.
Đề 3 (trang 14 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành.
Dàn ý (mẫu 1)
Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề, trích dẫn ý kiến: Học đi đôi với hành
- Khẳng định phương châm ấy nêu lên mối quan hệ mật thiết giữa “học” và “hành”
Thân bài
- Giải thích
+ Học: Qúa trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, điều hay lẽ phải
+ Hành: thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế
+ Học đi đôi với hành: hai quá trình này luôn song hành cùng nhau
- Tại sao học lại phải đi đôi với hành?
+ Hành mà không học: dễ dẫn đễn khó khăn, thất bại
+ Ngược lại, học mà không hành: không kiểm nghiệm tính đúng đắn của lí thuyết, không có ý nghã đối với đời sống
=> Khẳng định học và hành phải luôn đi đôi với nhau
- Dẫn chứng
+ Nhiều bạn kĩ sư giỏi lí thuyết nhưng cơ hội thực hành ít, khi làm việc không giải quyết được nhiệm vụ của mình
+ Nhiều bạn học tiếng Anh, ngoài học ngữ pháp còn thường xuyên tham ra nơi công cộng nói chuyện với người nước ngoài => thành công
- Hướng rèn luyện:
+ Mỗi người cần hiểu mối quan hệ khăng khít giữa học và hành
+ Tích cực học tập, trau dồi tri thức, tầm hiểu biết
+ Bên cạnh đó, tích cực vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống
Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận
- Liên hệ bản thân
Dàn ý (mẫu 2)
Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (câu châm ngôn Học đi đôi với hành)
Thân bài:
Luận điểm 1: Khẳng định đó là một phương châm đúng đắn, đúng ở mọi lĩnh vực, công việc.
Luận điểm 2: Giải thích các khái niệm.
- Học: học tập, đối tượng của học tập là những lý thuyết căn bản đến nâng cao trong sách vở, nhà trường.
- Hành: thực hành, thực nghiệm, sử dụng những kiến thức lý thuyết có được để vận dụng vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
Luận điểm 3: Chứng minh tính đúng đắn của phương châm.
- Lý thuyết là rất quan trọng, là nền tảng cho sự hiểu biết, nhận thức của con người.
- Nhưng nếu lý thuyết không được ứng dụng vào thực tế, không được thực hành thì lý thuyết đó trở nên xơ cứng, vô nghĩa.
- Ngược lại, nếu thực hành mà không có nền tảng lý thuyết đúng đắn, vững chắc thì việc thực hành sẽ dẫn đến hậu quả tai hại, khó lường.
Kết bài: Trong bất cứ lĩnh vực, hoạt động nào, con người chúng ta cũng cần phải dung hòa, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành, giữa việc học và ứng dụng kiến thức vào thực tế đời sống.