Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí ngắn gọn - Soạn văn lớp 11
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 11 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 11. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 11 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (ngắn nhất)
Bài 1
Những thể loại văn bản báo chí trên một tờ báo: phóng sự, bản tin, xã luận, truyện cười,…
Bài 2
Phân biệt:
a/Bản tin :
- Thông tin ngắn gọn
- Thông tin kịp thời, cập nhật
b/Phóng sự :
- Vừa đủ thông tin sự việc, vừa miêu tả cụ thể
- Yêu cầu gợi cảm, gây được hứng thú.
- Yêu cầu gợi cảm, gây được hứng thú.
Bài 3:
HS dựa trên đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí và đặc điểm tình hình học tập của lớp để viết một tin ngắn
B. Kiến thức cơ bản
1. Khái quát về phong cách báo chí
a. Khái niệm: Là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, internet…như tin tức, phóng sự, bình luận, tiểu phẩm, diễn đàn, thông tin quảng cáo…
b. Đặc điểm: tính thông tin sự kiện; tính ngắn gọn; tính hấp dẫn.
2. Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí
a) Ngữ âm – chữ viết: Người nói phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, tôn trọng người nghe; Người viết viết đúng quy cách.
b) Từ ngữ: Dùng vốn từ toàn dân, đa phong cách, tuỳ thuộc nội dung bài viết có thể dùng các vốn từ chuyên môn của các ngành.
c) Ngữ pháp: Câu văn rõ ràng, chính xác; thường dùng một số khuôn mẫu cú pháp nhất định.
d) Biện pháp tu từ: Sử dụng phù hợp với từng thể loại.
e) Bố cục trình bày: Rõ ràng, hợp lôgic, dễ tiếp thu. Một số thể loại có bố cục tương đối ổn định.
3. Tìm hiểu một số thể loại ngôn ngữ báo chí.
Bản tin |
Phóng sự |
Tiểu phẩm |
Thường có các yếu tố: thời gian, địa điểm, sự kiện để cung cấp chính xác những tin tức cho người đọc. |
Thực chất cũng là bản tin, được mở rộng phần tường thuật chi tiết, sự kiện, và miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ, chi tiết, sinh động về vấn đề |
Tương đối tự do về đề tài, cách viết, ngôn ngữ…và thường mang dấu ấn cá nhân người viết. Nó bộc lộ chính kiến của người viết. |
4. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí.
Báo chí có nhiều thể loại. Tồn tại ở hai dạng chính: dạng nói và dạng viết. Ngoài ra còn có báo hình.
II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
1. Các phương tiện diễn đạt.
a. Về từ vựng.
b. Về ngữ pháp.
c. Về các biện pháp tu từ.
2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
a. Tính thông tin thời sự.
b. Tính ngắn gọn.
c. Tính sinh động, hấp dẫn.