Soạn bài Từ ấy (Tố Hữu) ngắn gọn - Soạn văn lớp 11
Soạn bài Từ ấy (Tố Hữu) ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Từ ấy (Tố Hữu) ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 11 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 11. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 11 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Từ ấy (Tố Hữu) (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 44 SGK ngữ văn 11 tập 2)
Những hình ảnh chỉ lý tưởng và biểu hiện niềm vui sướng của nhà thơ:
- Hình ảnh chỉ lý tưởng:
+ Nắng hạ: Ánh nắng rực rỡ nhất, chói chang nhất của các mùa trong năm.
+ Mặt trời chân lý: Mặt trời của sự đúng đắn, rực rỡ, bất diệt.
→ Hình ảnh ẩn dụ mới lạ, hấp dẫn chỉ lý tưởng cách mạng sáng chói, rực rỡ, trường tồn, vĩnh cửu.
- Cảm xúc của nhà thơ:
+ Động từ "bừng", "chói": Sự bung tỏa đột ngột, chói sáng vào tận tâm tim, có sức mạnh thức tỉnh. Tác giả bất ngờ gặp gỡ lý tưởng cách mạng, cơ thể như tràn đầy sức sống mãnh liệt.
+ "Hồn tôi", "vườn hoa lá", "đậm hương", "rộn tiếng chim": Những cụm từ giàu sức gợi, gợi cảm xúc vui sướng, hân hoan, sức sống tràn đầy.
→ Tác giả say mê, háo hức, reo vui hạnh phúc khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng, được ánh sáng của Đảng soi đường chỉ lối.
Câu 2 (Trang 44 SGK ngữ văn 11 tập 2)
Những nhận thức mới về lẽ sống của nhà thơ:
- "Buộc lòng tôi với mọi người": Ý thức được tính cộng đồng, tự nguyện mang "cái tôi" hòa với "cái ta" chung của tập thể.
- "Tình trang trải": Quan niệm sống mới của nhà thơ. Tâm hồn muốn được trải rộng cùng cộng đồng, cùng sẻ chia, cùng thấu hiếu, cố gắng vì nhau.
- "Hồn tôi" gắn với "hồn khổ": Tự nguyện gắn bó với cuộc đời, đặc biệt là với những con người nghèo khổ.
- "Gần gũi", "mạnh khối đời": Hình ảnh ẩn dụ độc đáo chỉ tập thể, số đông. Con người cùng nhau gắn kết, phấn đấu vì mục tiêu chung.
→ Cái "tôi" cá nhân từng có sức sống mãnh liệt trước đó của Tố Hữu nay đã tự nguyện, tự giác hòa nhập chung với tập thể. Bản thân nhà thơ mong được hòa nhập, được cống hiến cùng cái ta chung để thực hiện lý tưởng dân tộc.
Câu 3 (trang 44 SGK ngữ văn 11 tập 2)
Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm Tố Hữu ở khổ cuối:
- Cách xưng hô thân mật "anh", "em", "con" chỉ những mối quan hệ gần gũi, thân thiết trong gia đình. Nhà thơ đã tự coi mình là một thành viên trong cộng đồng lớn, ý thức được trách nhiệm của mình với tập thể.
- "Kiếp phôi pha", "cù bất cù bơ": Hình ảnh giàu sức gợi cảm xúc. Nhà thơ đang đồng cảm, trân trọng, quan tâm đến những số phận, kiếp người bất hạnh.
→ Tình cảm mới mẻ, cao đẹp của một nhà thơ cách mạng, người chiến sĩ cách mạng.
Câu 4 (Trang 44 SGK ngữ văn 11 tập 2)
Nhận xét về các biện pháp tu từ:
- Hình thơ tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng, hình ảnh ẩn dụ sáng tạo thể hiện tốt được thông điệp lớn.
- Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu.
- Nhịp điệu thơ sôi nổi, giàu cảm xúc, càng về sau càng dồn dập.
- Cách ngắt nhịp cũng liên tục thay đổi thể hiện tốt cảm xúc hân hoan, háo hức đôi lúc lại đồng cảm, xót xa của nhà thơ.
Luyện tập
Bài 1 (trang 44 SGK ngữ văn 11 tập 2)
Đoạn văn tham khảo: Cảm nghĩ về khổ cuối của bài thơ.
Trước khi được lý tưởng cách mạng soi sáng, Tố Hữu vẫn còn là một thanh niên tiểu tư sản, một nhà thơ với ý thức cái "tôi" cao. Nhưng sau khi được giác ngộ, nhà thơ đã tìm được lẽ sống mới mẻ. Cái "tôi" cá nhân đã tìm về hòa nhập cùng cái "ta" chung của cộng đồng, coi mình là một thành viên trong một gia đình lớn. Cũng chính lúc này, trong nhà thơ dậy lên sự đồng cảm, xót xa sâu sắc với những kiếp người nhỏ bé, đau khổ. Nhà thơ càng ý thức hơn được trách nhiệm của bản thân mình với cuộc sống chung, với tập thể. Lẽ sống mới đã khiến nhà thơ rũ bỏ cái ích kỷ, hẹp hòi của bản thân để vươn lên tình hữu ái giai cấp.
Bài 2 (trang 44 SGK ngữ văn 11 tập 2)
Lý do Chế Lan Viên viết như vậy: "Từ ấy" đã định hướng cho toàn bộ sáng tác sau này của Tố Hữu.
- Thi pháp: Thể thơ truyền thống được sử dụng nhưng ngôn từ lại bình dị, dễ nhớ. Thơ chính trị nhưng lại gần gũi, không khuôn mẫu, dễ thuộc.
- Tuyên ngôn: Đặt chân lý cách mạng làm lẽ sống, tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với cuộc đời chung của tập thể, sống và phấn đấu vì một lý tưởng chung: Giải phóng dân tộc.
B. Tác giả
- Tên Tố Hữu (1920-2002)
- Quê quán: Thừa Thiên – Huế
- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến:
- Tố Hữu giác ngộ cách mạng từ rất sớm (mười sáu tuổi đã tham gia phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên, mười tám tuổi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương). Cả cuộc đời ông gắn bó với cách mạng
- Với Tố Hữu lí tưởng đấu tranh cách mạng là lẽ sống và cũng là nguồn cảm hướng vô tận của thi ca
- Phong cách nghệ thuật:
+ thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng nên các chặng đường thơ cũng song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh ấy đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng nhà thơ
+ thơ ông có sự hòa quyện giữa chất trữ tình chí trị ở nội dung và tính dân tộc đậm đà trong nghệ thuật
- Tác phẩm chính:
+ thơ: Lượm (1949), Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1962-1971), Máu và Hoa (1977), Từ Cuba, Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999)
+ tiểu luận: Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, Thời đại ta, Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật.
C. Tác phẩm Từ ấy
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
+ Tháng 7 năm 1938 Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Để ghi lại kỉ niệm đáng nhớ ấy, ông đã viết bài thơ Từ ấy
+ Bài thơ rút ra từ phần Máu lửa của tập thơ Từ ấy
- Thể thơ: 7 chữ
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
- Bố cục:
+ Đoạn 1: niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng cộng sản
+ Đoạn 2: nhận thức mới về lẽ sống
+ Đoạn 3: sự chyển biến sâu sắc trong tình cảm
- Giá trị nội dung:
+ Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản
- Giá trị nghệ thuật:
+ Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng
cộng sản.