X

Soạn văn lớp 11

Soạn bài Vi hành (Nguyễn Ái Quốc) ngắn gọn - Soạn văn lớp 11


Soạn bài Vi hành (Nguyễn Ái Quốc) ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Vi hành (Nguyễn Ái Quốc) ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 11 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 11. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 11 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Vi hành (Nguyễn Ái Quốc)

A. Soạn bài Vi hành (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 171 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện ngắn:

Mâu thuẫn giữa bản chất bên trong và hình thức bên ngoài; giữa vị thế bù nhìn và thói ăn chơi với sứ mệnh của vua Khải Định; giữa mục đích và việc làm của td Pháp đối với nhân dân Pháp khi dùng Khải Định sang thăm Pháp

Câu 2 (trang 171 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Tình huống truyện độc đáo:

- Nhầm lẫn những người da vàng với Khải Định của cập tình nhân trẻ; nhầm lẫn của giới chức an ninh và mật thám Pháp.

- Tình huống này làm tăng tính khách quan, hấp dẫn ; tăng tính trào phúng và đả kích, tăng sức tố cáo trong việc thể hiện chủ đề và khắc họa chân dung vua Khải Định.

Câu 3 (trang 171 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Hình tượng Khải Định:

+ Hành động: Lén lút vi hành

+ Mặt mũi: Vô duyên

+ Trang phục: lố lăng

+ Điệu bộ cử chỉ: Lấm lét, lúng túng

- Tính chiến đấu của tác phẩm:

+ Vạch trần một vị vua bù nhìn Khải Định

+ Lên án, tố cáo. chính sách cai trị giả dối của Pháp.

B. Tác giả

- Tên Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) (1890-1969)

- Quê quán: Nghệ An

- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến:

+ Sớm có lòng yêu nước; Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước

+ Hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…

+ Ngày 3-2-1930, Người thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

+ Năm 1941, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào Cách Mạng trong nước

+ Tháng 8-1942, Người sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.

+ Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào Cách Mạng, tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.

+ Ngày 2-9-1945, Người đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, giữ chức vụ Chủ tịch nước.

+ Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

+ Người từ trần ngày 2-9-1969, tại Hà Nội.

- Phong cách nghệ thuật:

- Tính đa dạng: Bác viết nhiều thể loại, viết bằng nhiều thứ tiếng và mỗi thể loại đều có những nét độc đáo, hấp dẫn riêng

+ Văn chính luận: ngắn gọn, xúc tích, lập luận chặt chẽ, đa dạng về bút pháp.

+ Truyện và ký: thể hiện tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.

+ Thơ ca: gồm hai loại, mỗi loại có nét phong cách riêng.

- Tính thống nhất:

+ Cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị

+ Sử dụng linh hoạt các bút pháp nghệ thuật khác nhau

+ Hình tượng nghệ thuật vận động hướng về ánh sáng tương lai

-Tác phẩm chính:

+ Văn chính luận: các bài báo đăng trên báo Nhân đạo, Người cùng khổ như “Tuyên ngôn độc lập”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước”,...

+ Truyện và kí: truyện ngắn viết bằng tiếng pháp đăng trên các báo ở Pa-ri như “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, “Vi hành”, “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”, “Nhật kí chìm tàu”,...

+ Thơ ca: “Nhật kí trong tù”, chùm thơ sáng tác ở Việt Bắc và trong kháng chiến chống Pháp “Ca binh lính ca”, “Ca sợi chỉ”...

C. Tác phẩm Vi hành

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

+ “Vi hành” là truyện ngắn được viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo Nhân Đạo, số ra ngày 19/2/1923.

+ Tác phẩm được đăng báo đúng vào dịp vua Khải Định được chính phủ Pháp đưa sang dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mác – xây.

- Thể loại: Truyện ngắn

- Tóm tắt

Trên chuyến xe điện ngầm, đôi trai gái người Pháp nhìn thấy nhân vật tôi - một người An Nam nên tưởng đó là vua Khải Định. Họ bàn luận, nhận xét về Khải Định và coi hắn như một tên hề, một trò giải trí rẻ tiền. Đôi trai gái xuống tàu, người kể chuyện nhớ về ngày ấu thơ, về câu chuyện vi hành của Vua Pi-e, vua Thuấn rồi liên hệ, bình luận về cuộc vi hành mờ ám vì mục đích riêng của Khải Định. Tác giả cũng kể về sự nhầm lẫn của người Pháp, của chính quyền thực dân. Qua đó châm biếm cách đối xử của thực dân Pháp đối với người Việt Nam yêu nước.

- Bố cục:

+ Phần 1 (từ đầu đến “vi hành” đấy): Cuộc trò chuyện của đôi trai gái trên chuyến tàu ngầm.

+ Phần 2 (còn lại): Nhận định và thái độ mỉa mai đối với vua Khải Định.

- Ngôi kể Thứ 3

- Giá trị nội dung: Tác phẩm có sức chiến đấu mạnh mẽ

+ Tố cáo chế độ chính sách dã man, bịp bợm của thực dân

+ Lên án chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện, rượu

+ Bản chất của những tên thực dân lừa bịp, mang danh khai hóa nhưng thực chất cướp nước

+ Tố cáo chế độ nhà tù giam cầm người yêu nước trên khắp đất Pháp

- Giá trị nghệ thuật:

+ Hình thức bức thư gửi cô em gái, tạo sự khách quan, tăng tính tự nhiên, chân thật cho tác phẩm.

+ Tác phẩm tiêu biểu cho bút pháp văn xuôi hiện đại.

+ Tình huống truyện độc đáo

+ Cách kể truyện tự nhiên, hóm hỉnh, kết hợp giữa kể và tả

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 chọn lọc, hay khác: