Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2 ngắn gọn - Soạn văn lớp 11
Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2 ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2 ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 11 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 11. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 11 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2 (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 120 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
- Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội vì:
+ Gồm những yếu tố như: Âm vị, tiếng, từ, cụm từ cố định.
+ Quy tắc ngữ pháp chung để các thành viên trong xã hội phải tuân thủ như: Trật tự từ, tổ chức câu, dấu câu, cách phát âm...
+ Ngôn ngữ là sản phẩm của hoạt động giao tiếp trong xã hội.
- Lời nói là sản phẩm của cá nhân:
+ Vận dụng các yếu tố chung để tạo thành lời nói cụ thể.
+ Quy tắc ngữ pháp được vận dụng linh hoạt.
+ Mang dấu ấn cá nhân tiêu biểu về: Trình độ, học vấn, hoàn cảnh sống, sở thích cá nhân,...
+ Xuất hiện phong cách ngôn ngữ cá nhân.
Câu 2 (trang 120 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
- Ngôn ngữ chung trong bài thơ Thương vợ:
+ Ngôn ngữ quen thuộc với ngôn ngữ chung của dân tộc: Quanh năm, buôn bán, cha mẹ,...
+ Sử dụng các thành ngữ toàn dân: "Một duyên hai nợ", "năm nắng mười mưa".
+ Các quy tắc kết hợp từ ngữ phổ biến trong ngôn ngữ toàn dân.
+ Các quy tắc cấu tạo câu mang tính quy ước chung.
- Lời nói cá nhân:
+ Việc lựa chọn từ ngữ đắt giá, mang đậm phong cách ngôn ngữ cá nhân Tú Xương: Sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện trào phúng.
"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không".
+ Sắp xếp trật tự từ trong câu rất sáng tạo: Sử dụng nghệ thuật đảo ngữ:
● Lặn lội thân cò (thân cò lặn lội).
● Eo sèo mặt nước (mặt nước eo sèo).
→ Mối quan hệ hai chiều: Bài thơ gồm 56 tiếng đều là ngôn ngữ chung nhưng lại được sắp xếp độc đáo theo phong cách riêng để lời nói cụ thể.
Câu 3 (trang 120 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
Ngữ cảnh là bối cảnh của ngôn ngữ làm cơ sở cho mọi việc dùng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung, ý nghĩa của lời nói.
Câu 4 (trang 120 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
- Bối cảnh của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
+ Bối cảnh rộng: Đất nước chịu cảnh bị xâm lược.
+ Bối cảnh hẹp:
● 21 nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận tập kích Cần Giuộc không cân sức. Sự hy sinh có sức cổ vũ và khích lệ to lớn đồng thời để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng những người ở lại.
● Viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định Đỗ Quang để tế những nghĩa sĩ hy sinh trong trận tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc đêm 16/12/1861.
- Chi tiết có sự chi phối của ngữ cảnh:
+ Sự chi phối của ngữ cảnh về hình thức văn bản:
● Thể loại: Văn tế (Được dùng để tế, cúng qua đó bày tỏ niềm tiếc thương, tiễn biệt cùng sự trân trọng, cảm kích người đã khuất).
● Sử dụng các từ ngữ, các chi tiết liên quan đến trận tập kích Cần Giuộc.
+ Sự chi phối của ngữ cảnh đến yếu tố nội dung:
● Cuộc chiến đấu không cân sức nhưng những nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
● Triều đình nhà Nguyễn đầu hàng giặc, bỏ rơi dân chúng.
● Lòng thương tiếc vô hạn cùng sự ngợi ca trước tấm gương bất khuất, anh dũng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Câu 5 (trang 120 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
Nghĩa sự việc | Nghĩa tình thái | |
---|---|---|
Khái niệm | Ứng với sự việc mà câu đề cập. | Thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá, thái độ, tình cảm của người nói đối với sự việc được nhắc đến. |
Nội dung biểu hiện | - Trạng thái, tính chất, đặc điểm. - Quá trình, sự tồn tại của sự việc. - Quan hệ trong sự việc. |
- Khẳng định tính chân thực của sự việc. - Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp. - Đánh giá về sự việc ở mức độ, số lượng, có thực hay không, đã xảy ra hay chưa. - Thể hiện thái độ, tình cảm của người nói. |
Thành phần biểu hiện | Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ, thành phần phụ khác của câu biểu hiện. | Biểu hiện riêng nhờ tình thái từ. |
Câu 6 (trang 121 SGK ngữ văn 11 tập 2)
Trong lời nói của Bác Siêu có hai thành phần nghĩa:
- Nghĩa sự việc: Họ không phải đi gọi (Do các thành phần chính biểu hiện)
- Nghĩa tình thái:
+ Từ "Dễ": Biểu hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn.
+ Từ "Đâu": Biểu hiện ý thanh minh, ngầm bác bỏ sự phủ nhận.
Câu 7 (trang 120 SGK ngữ văn 11 tập 2)
Gợi ý ví dụ minh họa cho những đặc điểm của loại hình tiếng Việt:
- Đặc điểm 1: Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Mỗi tiếng về ngữ âm là một âm tiết, về mặt sử dụng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.
Ví dụ minh họa:
+ Tôi đi học. (3 âm tiết, 3 tiếng, 3 từ đơn)
+ Cây ngay không sợ chết đứng. (6 âm tiết, 6 tiếng, 6 từ đơn).
- Đặc điểm 2: Từ không biến đổi hình thái.
Ví dụ minh họa:
+ Bướm đậu bông hoa đậu. (Đậu 1 là động từ, chủ ngữ trong câu. Đậu 2 là bổ ngữ trong câu)
- Đặc điểm 3: Ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện nhờ trật tự từ và hư từ.
Ví dụ minh họa:
+ Tôi sẽ ăn cơm. (Chưa chắc chắn)
+ Tôi đang ăn cơm. (Chuyện đang xảy ra)
Hư từ " đang" và "sẽ" thay đổi nghĩa của câu cũng thay đổi.
Câu 8 (trang 120 SGK ngữ văn 11 tập 2)
Phong cách ngôn ngữ báo chí | Phong cách ngôn ngữ chính luận | |
---|---|---|
Đặc trưng cơ bản | - Tính thông tin thời sự - Tính ngắn gọn - Tính sinh động, hấp dẫn |
- Tính công khai về quan điểm chính trị - Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận - Tính truyền cảm, thuyết phục |
B. Kiến thức cơ bản
- Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
- Thực hành về thành ngữ, điển cố
- Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
- Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Nghĩa của câu
- Đặc điểm loại hình tiếng Việt
- Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
- Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu.
- Ngữ cảnh
- Tiểu sử tóm tắt