X

Soạn văn lớp 11

Soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ ngắn gọn - Soạn văn lớp 11


Soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 11 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 11. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 11 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ

A. Soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 26 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

- Ý kiến, quan điểm mà Nguyễn Dữ và Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ:

    + Nguyễn Dữ: Bác bỏ suy nghĩ lệch lạc " Đổi cứng ra mềm".

    + Nguyễn Đình Thi: Bác bỏ quan điểm sai lầm "Thơ chỉ là những lời đẹp".

- Nét khác nhau trong cách bác bỏ:

    + Nguyễn Dữ: Giọng văn mạnh mẽ, dứt khoát, khẳng định chắc chắn bằng lí lẽ, dẫn chứng trực tiếp.

      ● Ý kiến sai lầm: "Cứng quá thì gãy".

      ● Lý lẽ để bác bỏ: "Kẻ sĩ chỉ lo lắng không cứng cỏi được... chịu đổi cứng ra mềm".

      ● Dẫn chứng để bác bỏ: Ngô Văn Tử.

    + Nguyễn Đình Thi: Giọng văn bác bỏ tinh tế, nhẹ nhàng.

      ● Lí lẽ: Có rất nhiều lời thơ không đẹp.

      ● Dẫn chứng: Thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, thơ Bô - đơ - le, hay trong những vần thơ thời kháng chiến chống Pháp.

- Bài học về cách bác bỏ:

Khi thực hiện thao tác bác bỏ, cần lựa chọn giọng văn và thái độ phù hợp với ngữ cảnh.

Câu 2 (trang 27 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

- Khẳng định: Không kết bạn với những người học yếu là quan niệm sai lầm.

- Phân tích ý kiến (Có thể sử dụng thao tác tìm nguyên nhân, chỉ ra cái sai của quan niệm, nêu suy nghĩ và hành động):

    + Học yếu không phải là tính cách xấu. Học yếu chỉ là nhược điểm do tố chất của bản thân hoặc do điều kiện khách quan chi phối.

    + Kết bạn với những người học yếu là đúng, giúp bạn tiến bộ hơn, tăng tình đoàn kết.

Lưu ý: Sử dụng giọng văn nhẹ nhàng, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục để bác bỏ quan niệm sai.

B. Kiến thức cơ bản

- Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để phê phán, gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác...từ đó nêu ý kiến đúng để thuyết phục người nghe, người đọc

- Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác,... của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy.

- Khi bác bỏ, cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 chọn lọc, hay khác: