X

Soạn văn lớp 11

Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học ngắn gọn - Soạn văn lớp 11


Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 11 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 11. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 11 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học

A. Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học (ngắn nhất)

Đề 1: Người xưa có câu: "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều".

Anh chị hãy nói rõ ý kiến của mình về quan niệm trên?

Gợi ý cách làm bài:

- Xác định dạng đề: Nghị luận về một ý kiến văn học.

- Phân tích đề:

    + Xác định luận điểm:

Giải thích ý nghĩa câu nói "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều": Ý kiến, góc nhìn, thái độ của những người xưa đối các nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều.

    + Xác định dẫn chứng: Lấy dẫn chứng về nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều qua các tác phẩm văn học đã được học trong SGK.

    + Nêu ý kiến cá nhân về quan điểm trên: Đồng ý hay phản đối và giải thích rõ lý do.

Dàn ý (mẫu 1)

1. Mở bài:

- Trích dẫn câu nói: "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều".

- Làm rõ ngay hướng làm bài theo quan điểm của cá nhân với vấn đề được nêu ra: Đồng ý hay phản đối hoặc nêu ý kiến khác.

Ví dụ: Quan điểm trên của các nhà nho xưa là quan niệm cổ hủ, lạc hậu, không thể áp đặt để đánh giá hoàn toàn phẩm chất của hai nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều mà đặc biệt là Thúy Kiều.

2. Thân bài:

2.1 Giải thích quan điểm: Tại sao người xưa lại nói "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều"

- Đứng trên góc độ thời cuộc: Đó là thời phong kiến, lễ giáo được áp đặt nặng nề trên vai người phụ nữ. Thúy Vân và Thúy Kiều, đặc biệt là Thúy Kiều đã có những ứng xử và hành động trái với giáo điều.

- Dẫn chứng:

    + Thúy Kiều đã có một cuộc sống ở nơi xã hội phong kiến không thể chấp nhận: Lầu xanh.

→ Lời khuyên qua câu nói: Phụ nữ không được học theo Thúy Vân, Thúy Kiều. Khi nhắc đến phụ nữ, không nên kể đến Thúy Kiều kẻo làm xấu tới đức hạnh chung.

2.2 Quan điểm cá nhân

- Quan niệm cứng nhắc, quá hà khắc, bảo thủ khi nhìn nhận người phụ nữ. Nguyên nhân do xã hội Nho giáo quá nhiều giáo điều, luôn áp đặt cái nhìn phiến diện vào cuộc sống.

- Thúy Kiều thay vì không đáng được nhắc đến lại là người con gái đáng thương và đáng được trân trọng.

    + Tình yêu: Dám thể hiện tình yêu, mong được tự do đến với tình yêu và chung thủy hết lòng với tình yêu của mình. Ngay cả khi không có được tình yêu vẫn nguyện gìn giữ đến cùng. Đây là tư tưởng tiến bộ thời bấy giờ.

    + Gia đình: Thúy Kiều là người con hiếu thảo, sẵn sàng hy sinh tình yêu cá nhân để giữ trọn đạo hiếu.

    + Phẩm chất: Dù sống trong lầu xanh vẫn luôn cố gắng giữ cốt cách thanh cao, không ngừng tìm cách thoát khỏi tủi nhục.

- Phê phán xã hội phong kiến cổ hủ, hà khắc, nhất là đối với những người phụ nữ chân yếu tay mềm.

- Mặc dù có nhiều nhà nho phản đối Truyện Kiều như Nguyễn Công Trứ, Tản Đà, nhưng Truyện Kiều vẫn xứng đáng là tác phẩm vượt thời đại với tư tưởng tiến bộ cùng thành công đỉnh cao trên phương diện nghệ thuật.

3. Kết bài:

- Khẳng định ý kiến được nêu ra là sai lầm và nhắc lại ý kiến cá nhân với câu nói.

- Nói nên suy nghĩ tâm đắc khi đọc tác phẩm Truyện Kiều hoặc nhân vật Thúy Kiều.

Dàn ý (mẫu 2)

1. Mở bài

- Giới thiệu nguyên văn câu nói:

" Đàn ông chớ kể Phan, Trần

Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều"

- Một quan niệm cổ hủ của xã hội phong kiến thời xưa.

- Phân tích nét đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều để phản biện nhận định sai lầm đó.

2. Thân bài

∗ Quan niệm đạo đức của xã hội phong kiến theo các nhà nho xưa:

- Lễ giáo phong kiến của xã hội bấy giờ chèn ép, trói buộc quyền con người nhất là phụ nữ.

- Đàn bà phải giữ “tam cương ngũ thường”, “công dung ngôn hạnh”...

∗ Theo các nhà nho Thúy Vân, Thúy Kiều có những hành động ứng xử không phù hợp với lễ giáo phong kiến:

- Tự do yêu đương, thề non hẹn biển, một mình đi khuya, tự đánh ước nhân duyên là điều tối kị trong xã hội phong kiến...

- Là gái lầu xanh...

- Không được lấy nhiều chồng, coi trọng trinh tiết.

⇒ Quan niệm trên đúng, nhưng phiến diện, không cảm thông thân phận của Thúy Vân, Thúy Kiều.

∗ Nhận định quan điểm đó:

- Đó là cách đánh giá sai lầm, bảo thủ, chỉ nhìn nhận sự việc, con người một cách phiến diện.

- Phân tích nhân cách của Thúy Kiều, Thúy Vân:

    + Là một người con gái tài sắc vẹn toàn, đức hạnh...

    + Lòng hiếu thảo....(dẫn chứng thơ....).

    + Tấm lòng thủy chung....( dẫn chứng thơ phân tích làm nổi bật lên nét đẹp tâm hồn...).

    + Tình yêu cao thượng, hai lần vô lầu xanh nhưng vẫn thủy chung vẹn tình với Kim Trọng nên buộc tội nàng không đoan chính là sai.....

    + Ý thức sâu sắc về nhân phẩm của mình dù sống trong chốn bùn nhơ vì nghịch cảnh số phận...

- Cuộc đời lưu lạc, đau khổ của nàng là do xã hội phong kiến tàn bạo tạo ra.

- Hồng nhan bạc mệnh.

∗ Nhận xét khi đọc tác phẩm:

- Biết được sự tàn bạo của xã hội phong kiến thời bấy giờ, cướp đi quyền sống của con người nhất là đối với phụ nữ.

- Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.

- Nhân cách Thúy Vân, Thúy Kiều vẫn sáng ngời dù đã trải qua biết bao bể dâu.

3. Kết bài

- Khẳng định lại quan điểm trên là sai lầm, phiến diện.

- Thúy Vân, Thúy Kiều là nạn nhân của xã hội phong kiến tàn bạo, cướp đi quyền sống của con người.

- Khẳng định lại tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du, nhân cách của nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều.

Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao?

Gợi ý cách làm bài:

- Xác định dạng đề: Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

- Lập dàn ý:

    + Mở bài:

      ● Giới thiệu tác giả, phong cách nghệ thuật.

      ● Giới thiệu về tác phẩm, nhân vật.

      ● Nêu rõ nội dung cần nghị luận.

    + Thân bài:

      ● Nêu hoàn cảnh sáng tác.

      ● Phân tích nhân vật cần nghi luận: Tính cách, ngoại hình, phẩm chất đặc biệt.

      ● Đánh giá nhân vật đối với tác phẩm đồng thời nêu thông điệp mà nhân vật gửi gắm.

    + Kết bài:

      ● Đánh giá sự thành công nhân vật mang đến cho tác phẩm.

      ● Ý kiến riêng của bản thân về nhân vật.

Dàn ý (mẫu 1)

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Nam Cao, đôi nét về sự nghiệp, cuộc đời.

- Giới thiệu nhân vật Chí Phèo và tác phẩm cùng tên.

- Dẫn vào vấn đề nghị luận: Hình tượng nhân vật Chí Phèo trong suốt tác phẩm.

2. Thân bài:

2.1 Phân tích nhân vật Chí Phèo: Nên phân tích cuộc đời nhân vật Chí Phèo qua những giai đoạn, biến cố cụ thể.

- Tuổi thơ: Mồ côi từ nhỏ phải đi làm thuê. Khi này Chí vẫn có những ước mơ giản dị và lương thiện về cuộc sống.

- Biến cố thứ 1:

    + Đi làm thuê cho nhà Bá Kiến, vì ghen tuông, Chí bị Bá Kiến đẩy vào tù.

    + Ra tù, Chí bị tha hóa cả ngoại hình lẫn tính cách: Mặt đầy sẹo, say triền miên, trở thành tay sai cho Bá Kiến.

- Biến cố thứ 2:

    + Chí vẫn giữ được nhân tính khi gặp Thị Nở và mơ ước về một gia đình.

    + Chí bị cự tuyệt quyền làm người. Chí giết Bá Kiến và tự sát.

2.2 Đánh giá nhân vật

- Chí đã từng là người lương thiện nhưng xã hội phong kiến, đại diện là Bá Kiến đã đẩy Chí đến con đường tha hóa.

- Chí là nạn nhân của xã hội phong kiến thối nát, mục ruỗng.

3. Kết bài:

- Đánh giá sự thành công nhân vật Chí Phèo mang đến cho tác phẩm.

- Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo: Đáng thương hơn đáng trách.

Dàn ý (mẫu 2)

- Nói rõ cuộc đời Chí Phèo qua các giai đoạn:

    + Từ một anh Chí hiền lành, khoẻ mạnh, bị Bá Kiến đẩy đi ở tù oan 7 - 8 năm trời.

    + Chế độ nhà tù đã biến Chí trở thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại.

    + Sau khi ra tù, Chí Phèo bị tha hoá cả nhân hình lẫn nhân tính.

- Mặc dầu bị tước đoạt quyền làm người lương thiện nhưng Chí Phèo vẫn chưa mất hết nhân tính:

    + Nhờ tình yêu mộc mạc chân thành của Thị Nở.

    + Nhờ sự chăm sóc bởi bàn tay một người đàn bà.

    + Nhờ hương vị bát cháo hành Thị Nở nấu cho Chí Phèo ăn lúc ốm.

- Chí Phèo thức tỉnh, nhận ra âm thanh cuộc sống, khao khát hoàn lương.

- Nguyên nhân dẫn đến sự tha hoá của Chí Phèo.

- Chí Phèo là nạn nhân của bọn địa chủ, cường hào ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

- Khẳng định giá trị nhân đạo của tác phẩm thông qua vẻ đẹp khát vọng hoàn lương của nhân vật Chí Phèo.

Đề 3: Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong truyện “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.

Gợi ý cách làm bài: Tương tự như đề số 2 vì cùng dạng bài nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

Dàn ý (mẫu 1)

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, đôi nét về sự nghiệp, cuộc đời và tác phẩm "Chữ người tử tù".

- Giới thiệu nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục.

- Dẫn vào vấn đề nghị luận: Thái độ nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong suốt tác phẩm.

2. Thân bài:

2.1 Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao qua 2 giai đoạn sẽ dễ theo dõi và không bị lặp ý.

- Giai đoạn đầu: Huấn Cao được viên quản ngục hậu đãi.

    + Thái độ của Huấn Cao: Bực tức, miệt thị (Nêu dẫn chứng trong tác phẩm)

    + Nguyên nhân: Do Huấn Cao chưa hiểu về viên quản ngục và tù ngục là môi trường tàn nhẫn, không thể có niềm tin.

    + Đánh giá: Thái độ phù hợp với quy luật cảm xúc tự nhiên của con người.

- Giai đoạn sau: Huấn cao dần hiểu về viên quản ngục:

    + Thái độ của Huấn Cao: Tình nguyện cho chữ viên quản ngục. Khuyên viên quản ngục nghỉ việc. Cảnh cho chữ là cảnh xưa nay chưa từng thấy.

    + Nguyên nhân: Huấn Cao đã hiểu viên quản ngục là người có đạo đức, trọng cái đẹp.

    + Đánh giá: Sự phát triển tâm lý phù hợp với diễn biến tính cách nhân vật.

2.2 Đánh giá nhân vật

- Thái độ của Huấn Cao qua 2 giai đoạn được xem là phù hợp với quy luật cảm xúc của con người.

- Huấn Cao là người tài cao ngạo, bất khuất, luôn trân trọng những tấm lòng hướng thiện trong xã hội.

3. Kết bài:

- Đánh giá sự thành công nhân vật Huấn Cao mang đến cho tác phẩm.

- Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao: Khâm phục tài năng và nuối tiếc cho một đời người tài hoa nhưng không gặp đúng thời cuộc.

Dàn ý (mẫu 2)

Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).

1. Mở bài

– Nguyễn Tuân là nhà văn lớn suốt đời đi tìm cái đẹp

– Là nhà văn đem thể tùy bút, bút kí đạt đến trình độ cao

– Ông có nhiều tác phẩm nhưng tiêu biểu là tác phẩm “Chữ người tử tù” trích trong tập “Vang bóng một thời”, nhân vật chính là những nhà nho cuối mùa, những con người tài hoa bất đắc dĩ.

– Tác phẩm thể hiện thành công thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục

2. Thân bài:

– Huấn Cao là một người có tài viết chữ đẹp: có được chữ của Huấn Cao treo là một báu vật. Viên quản ngục khát khao muốn xin chữ của Huấn Cao

– Huấn Cao không chịu khuất phục trước bọn quan lại, cai lệ, coi thường cái chết, ung dung nhận rượu thịt của viên quản ngục

    + Cách trả lời viên quản ngục của Huấn Cao thể hiện rõ sự kiên cường bất khuất không chịu khuất phục: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”

⇒Xiềng xích, cường quyền không làm cho Huấn Cao nao núng =>khí phách hiên ngang.

– Huấn Cao là người ít khi cho chữ, nhưng khi nhận ra tấm lòng của viên quản ngục, ông đã xúc động và vui lòng cho chữ =>Tâm

    + “Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”, thể hiện thái độ coi trọng viên quản ngục

– Huấn Cao biết yêu cái đẹp và trân trọng những người yêu cái đẹp => Thiên lương.

⇒Huấn Cao hội tụ các vẻ đẹp của bậc đại trượng phu: Tâm, Tài, Dũng. Một con người tài hoa, nghệ sĩ.

3. Kết bài

– Thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục dần có sự thay đổi từ xem nhẹ, không nao núng đến thái độ trân trọng con người yêu cái đẹp

– Góp phần khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 chọn lọc, hay khác: