Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng) ngắn gọn - Soạn văn lớp 11
Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng) ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng) ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 11 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 11. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 11 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 193 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Mâu thuẫn cơ bản của vở kịch trong hồi V
a. Mâu thuẫn thứ nhất:
- Mâu thuẫn: nhân dân lao động khốn khổ lầm than >< bọn hôn quân bạo chúa và phe cánh của chúng sống xa hoa truỵ lạc.
b. Mâu thuẫn thứ hai
- Mâu thuẫn giữa mục đích chân chính >< con đường thực hiện mục đích sai lầm của Vũ Như Tô=> Mâu thuẫn giữa quan niện nghệ thuật cao siêu, thuần túy muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân
=> Đẩy Vũ Như Tô vào bi kịch không lối thoát
Câu 2 (trang 193 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Vũ Như Tô:
+ Diễn biến tâm trạng: từ bất ngờ, duwat khoát không tin đến nghi ngờ và đau khổ, suy sụp
+ Tính cách: một nghệ sĩ có nhân cách lớn, hoài bão lớn, có lí tưởng nghệ thuật cao cả nhưng lại sai lầm, mù quáng trong suy nghĩ, hành động
- Đan Thiềm:
+ Diễn biến tâm trạng: lo lắng cho an nguy của Vũ Như Tô, sẵn sáng đổi mạng sống cho VNT
+ Tính cách là: là người tỉnh táo, mê cái đẹp, cái tài
Câu 3 (trang 193 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Mâu thuẫn chưa được giải quyết dứt khoát thể hiện ở việc: VNT đến cuối cùng vẫn chưa thực sự nhận thức được mâu thuẫn, sai lầm mình mắc phải, luôn nghĩ mình không có tội
- Nên giải quyết mâu thuẫn : Cách tác giả giải quyết mâu thuẫn này tuy chưa triệt để nhưng đã hợp lí nhất trong hoàn cảnh đó, VNT chết, Cửu Trùng Đài bị phá
Câu 4 (trang 193 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Đặc sắc nghệ thuật:
- Ngôn ngữ tập trung phát triển cao, hành động dồn dập đầy kịch tính.
- Ngôn ngữ cao đẹp có sự tổng kết cao, nhịp điệu lời thoại nhanh.
- Tính cách tâm trạng nhân vật bộc lộ rõ nét qua ngôn ngữ hành động.
- Các lớp kịch được chuyển tự nhiên, linh hoạt liền mạch.
Luyện tập (trang 193 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- HS trình bày suy nghĩ về đề tựa:
+ Tác giả vẫn băn khoăn trước mâu thuẫn giữa cái đẹp và thực tế đời sống, yêu cái đẹp, muốn cái đẹp tồn tại nhưng chưa có cách nào triệt để giải quyết mâu thuẫn, để cái đẹp không rời xa đời sống
B. Tác giả
- Tên: Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960)
- Quê quán: Làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Dục Tú, huyện đông Anh, Hà Nội).
- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến
+ Năm 1930, ông tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng.
+ Năm 1935 ông làm thư ký nhà Đoan (Thuế quan) ở Hải Phòng, sau đó quay về Hà Nội.
+ Năm 1938 ông tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ và phong trào hướng đạo sinh ở Hải Phòng.
+ Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật và được bầu làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng.
+ Sau đó ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam Định và Phúc Yên.
+ Tháng 6 - 1945, Nguyễn Huy Tưởng tham gia ban biên tập tạp chí Tiên Phong của Văn hóa cứu quốc.
+ Tháng 8 - 1945, Nguyễn Huy Tưởng đi dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Ông còn là đại biểu văn hóa cứu quốc, giúp biên tập các tờ báo Cờ giải phóng, Tiên Phong.
+ Tiếp đó ông giữ chức vụ Tổng thư ký Ban Trung ương Vận động đời sống mới.
+ Cách mạng Tháng Tám thành công, Nguyễn Huy Tưởng trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Hội văn hóa cứu quốc.
+ Năm 1951, ông tham gia chiến dịch biên giới.
+ Hòa bình 1954, ông làm Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam
- Phong cách nghệ thuật:
+ Trong văn của ông luôn đầy chất thơ của cuộc sống và chất chứa những bài ca hy vọng, những bài học về tình thương yêu những người thân, xóm giềng, cộng đồng và đồng loại.
+ Có thiên hướng khai hác các đề tài lịch sử
+ Đóng góp lớn nhất ở hai thể loại: tiểu thuyết, kịch
+ Văn phong giản dị, trong sáng, đôn hậu, thâm trầm, sâu sắc.
- Tác phẩm chính: Vũ Như Tô (kịch, 1941), Bắc Sơn (kịch, 1946), Những người ở lại (kịch, 1948), Đêm hội Long Trì (tiểu thuyết, 1942), An Tư (tiểu thuyết, 1945), Sống mãi với thủ đô (tiểu thuyết, 1961), Kí sự Cao Lạng (kí, 1951)...
C. Tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
+ Vở kịch “Vũ Như Tô” gồm 5 hồi viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 – 1517.
+ Tác phẩm được viết xong vào mùa hè năm 1941, tựa đề vào tháng 6 năm 1942.
+ Đoạn trích: thuộc hồi thứ V (Một cung cấm) của vở kịch.
- Thể loại: Kịch
- Tóm tắt
Vĩnh biệt cửu trùng đài là vở kịch đầu tay của Vũ Như Tô. Vở kịch là một bi kịch lịch sử gồm năm hồi, viết về sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 -1517 dưới triều Lê Tương Dực. Đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc hồi năm (Một cung cấm) của vở kịch.
Đoạn trích Vĩnh biệt cửu trùng đài xoay quanh cuộc đời nhân vật chính là Vũ Như Tô – một nhà kiến trúc sư tài giỏi. Theo lệnh của bị hôn quân Lê Tương Dực, Vũ Như Tô bị bắt xây dựng Cửu Trùng đài để cho vua hưởng lạc, vui chơi với các cung nữ. Vì là một nghệ sĩ chân chính, Vũ Như Tô từ chối mệnh lệnh của vua.
Đam Thiềm, một cung nữ đã thuyết phục được Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài. Từ đó, ông dồn hết tâm trí để xây được một tòa đài sao cho hùng vĩ, tráng lệ. Thế nhưng, ông đã vô tình gây ra biết bao tại họa cho người dân: tăng thuế, bắt thợ giỏi, tróc nã, hành hạ những người chống đối khiến lòng dân oán hận.
Quận công Trịnh Duy Sản – kẻ cầm đầu chống đối triều đình đã nổi loạn giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô và Cửu trùng đài bị thiêu hủy.
- Bố cục:
+ Phần 1 (từ lớp I đến lớp VI): Cuộc trò chuyện giữa Vũ Như Tô với Đan Thiềm, cung nữ và nội giám, Vũ Như Tô bàng hoàng nhận ra bi kịch đang cận kề.
+ Phần 2 (từ lớp VII đến lớp IX): Quân phản loạn đốt Cửu Trùng Đài và kết án Vũ Như Tô.
- Ý nghĩa nhan đề
“Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” cũng là vĩnh biệt vẻ đẹp cao siêu, lí tưởng mà con người (trong những hoàn cảnh nhất định) khó lòng đạt tới. “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” cũng nhằm kết thúc mọi oán thán, hận thù của con người do nó mà trở nên lao khổ hay độc ác.
- Giá trị nội dung: Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thủa về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật thuần túy cao siêu muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Mâu thuẫn kịch tập trung dẫn đến cao trào, phát triển thành đỉnh điểm với những hành động kịch dồn dập đầy kịch tính.
+ Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao.
+ Xây dựng nhân vật kịch đặc sắc, khắc họa rõ tính cách, miêu tả đúng tâm trạng qua ngôn ngữ và hành động.
+ Lớp kịch trong hồi V được chuyển một cách linh hoạt, tự nhiên, logic, liền mạch tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.