X

Soạn văn lớp 11

Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng) ngắn gọn - Soạn văn lớp 11


Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng) ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng) ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 11 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 11. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 11 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)

A. Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 128 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Ý nghĩa nhan đề: nhan đề chứa đựng mâu thuẫn trào phúng hàm chứa tiếng cười chua chát, kích thích trí tò mò của người đọc

+ Tình huống trào phúng: niềm vui vẻ, háo hức của đám con cháu trong gia đình trước sự ra đi của cụ cố tổ- người thân của họ => ánh một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn

Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Cái chết của cụ cố tổ là niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình vì “cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành chứ không còn lí thuyết viễn vông nữa”

- Những niềm hạnh phúc trong gia đình

+ Cụ cố Hồng: là dịp diễn trò già để được thiên hạ khen.

+ Vợ chồng Văn Minh: mừng vì di chúc sẽ được thực hiện, những mođen đám tang sẽ được tung ra.

+ Cô Tuyết: được dịp ăn mặc thời trang, khoe khoang.

+ Cậu tú Tân: sướng vì được dùng máy ảnh mới, khoe tài chụp hình.

+ Ông Phán: Được chia một phần tiền vì “đôi sừng” của mình

+ Xuân Tóc Đỏ:Danh tiếng vang xa hơn nữa

- Những niềm hạnh phúc của những người đến dự đám tang

+ Hai vị cảnh sát Min Đơ và Min Toa: cơ hội làm việc, không thất nghiệp

+ Bạn bè cụ cố Hồng: phô trương đủ thứ huân, huy chương, quần áo, đầu tóc, râu ria...

+ Đám phụ nữ quý phái, đám trai thanh gái lịch: chim chuột nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau...

+ Hàng phố: nhốn nháo khoe đám ma to

Câu 3 (trang 128 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Cảnh đám ma gương mẫu:

- Cảnh đưa đám:

+ Chậm chạp và nhốn nháo

+ Các loại kèn ta, Tây , Tàu lố lăng

+ Người đi đám nói chuyện bàn tán

+ Điệp khúc “Đám cứ đi”

- Cảnh hạ huyệt:

+ Cậu Tú bắt mọi người tạo dáng chụp ảnh

+ Cụ cố Hồng: tỏ ra chí hiếu nhưng lại lộ sự giả dối

+ Phán mọc sừng khóc oặt người đi nhưng lại giúi vào tay Xuân tờ 5 đồng rồi lại khóc oặt người đi

=> Càng thể hiện rõ sự “trào phúng” của đoạn trích

Câu 4 (trang 128 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Xã hội thượng lưu mất hết tình người, mất đi trật tự tôn ti, bị đảo lộn bởi những con người tham lam, bỉ ổi, suy đồi về đạo đức và cách sống

- Thái độ Vũ Trọng Phụng: tố cáo, lên án, phê phán, châm biếm mạnh mẽ, gay gắt

Câu 5 (trang 128 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Nghệ thuật trào phúng:

- Tạo tình huống cơ bản rồi mở ra những tình huống khác.

- Phát hiện những chi tiết đối lập gây gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc.

- Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa,… được sử dụng một cách linh hoạt.

- Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết, nói trúng nét riêng của từng nhân vật.

Luyện tập(trang 128 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Bài 1: HS tìm đọc tác phẩm Số đỏ

Bài 2:

+ Mâu thuẫn trào phúng: niềm hạnh phúc của đám con cháu trước sự ra đi của cụ cố tổ

+ Chân dung trào phúng: Chân dung đám con cháu trong gia đình và đám quan khách => xã hội thượng lưu đương thời

B. Tác giả

- Tên: Vũ Trọng Phụng (1912-1939)

- Quê quán: Hưng Yên

- Ông sinh ra trong một gia đình nghèo, sống bếp bênh bằng nghề viết văn, viết báo.

- Bản thân tuy học ít nhưng lại rất tài hoa, là người nhân hậu sống nề nếp, ghét cay ghét đắng cái xã hội nhố năng hiện tại.

- Tiếc rằng con người tài hoa ấy lại yểu mệnh mất sớm vì bệnh lao.

- Phong cách nghệ thuật:

+ văn chương Vũ Trọng Phụng ngùn ngụt ngọn lửa căm phẫn đối với xã hội chó đểu

+ ông là cây bút trào phúng bậc thầy, một trong những đại biểu xuất sắc của xu hướng văn học hiện thực

- Tác phẩm chính:

+ tiểu thuyết: Số đỏ, Giông tố, Vỡ đê

+ phóng sự: Kĩ nghệ lấy Tây, Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô

C. Tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

+ Đoạn trích thuộc chương XV của tiểu thuyết Số đỏ

+ Tiểu thuyết này được viết và đăng báo năm 1936, in thành sách năm 1938

- Thể loại: Tiểu thuyết

- Phương thức biểu đạt: Tự sự

- Tóm tắt

Cụ tổ đã ngoài 80 mà vẫn cứ sống mãi, đám con cháu chí hiếu mong ngày mong đêm cụ tổ sớm quy tiên để chúng chia ra tài. Ước mong của đám con cháu đã thành hiện thực khi Xuân Tóc Đỏ trong một lần nổi giận đã công khai tội hoang dâm của cô Hoàng Hôn- cháu gái cu tổ. Xuân làm việc này chỉ vì hợp đồng với ông Phán- chồng cô Hoàng Hôn. Ông Phán đã thuê Xuân quảng cáo mình là người chồng mọc sừng với giá mười đồng. Uất ức vì sự đồi bại của con cháu, sau 3 ngày ngắc ngoải, cụ cố Tổ hơn 80 tuổi chết thật. Cụ cố Hồng, vợ chồng Văn Minh, ông phán-mọc-sừng, cậu tú Tân, cô Tuyết… cả bọn con cháu vô cùng sung sướng. Người chết được quan trên khám qua loa đã được khâm liệm, gần một ngày rồi mà chưa phát phục. Sau khi cụ bà đi thu xếp việc cưới chạy tang cho Tuyết không đi đến đâu, Văn Minh hứa là sẽ tìm cách cho Tuyết lấy chồng một cách danh giá thì cụ cố Hồng mới cho phát phục. Bầy con cháu tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma. Bảy giờ sáng hôm sau thì cất đám. Có 2 tên cảnh sát Min Đơ, Min Toa được thuê giữ trật tự. Tuyết mặc bộ đồ Ngây thơ đi mời trầu. Đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây. Có kiệu bát cống, có lợn quay đi lọng, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa. Có lốc bốc xoảng, bu dích và vòng hoa. Khi đám ma đi được 4 phố khi vợ chồng Typn, bà Phó Đoan và mấy người nữa đang lào xào phê bình thái độ của Xuân thì bỗng có 6 chiếc xe, trên có sư chùa Bà Banh, xe nào cũng che 2 lọng xuất hiện. Hai vòng hoa đồ sộ, một của báo Gõ Mõ, một của Xuân len vào hàng đầu. Cậu tú Tân vội bấm máy. Cụ bà chạy lên, sung sướng vì ông Đốc Xuân đã không giận mà lại giúp đáp phúng viếng đến thế, và đám ma như kể đã là danh giá nhất tất cả. Bọn quan khách thì cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau,… Lúc hạ huyệt, cậu tú Tân bắt bẻ từng người một để chụp ảnh. Ông Phán mọc sừng, khóc to “Hứt! Hứt! Hứt!” bí mật dúi vào tay Xuân cái giấy bạc năm đồng gấp tư… Nó nắm tay cho khỏi có người nom thấy…

- Bố cục:

+ Phần 1 (từ đầu đến cho Tuyết vậy): Niềm vui và hanh phúc của các thành viên khi cụ tổ qua đời

+ Phần 2 (tiếp đến đám cứ đi): cảnh đám ma gương mẫu

+ Phần 3 (còn lại): Cảnh hạ huyệt

- Ngôi kể: Thứ 3

- Ý nghĩa nhan đề

+ Thể hiện sự đối lập mâu thuẫn thú vị tạo tiếng cười nhưng lại là sự châm biếm mỉa mai

+ Tang gia mà lại hạnh phúc, thật bi hài hết chỗ nói

- Giá trị nội dung:

+ Qua đoạn trích tác giả phê phán mạnh ẽ bản chất giả dối và sự lố lăng đồi bại của xã hội thượng lưu ở thành thị những năm trước cách mạng

- Giá trị nghệ thuật:

+ Ngòi bút trào lộng,nghệ thuật châm biếm sâu sắc bén qua cái nhìn độc đáo, sâu sắc của tác giả

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 chọn lọc, hay khác: