X

Soạn văn lớp 11

Soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố ngắn gọn - Soạn văn lớp 11


Soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 11 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 11. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 11 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố

A. Soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố (ngắn nhất)

Bài 1 (trang 66 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

+ “ Một duyên hai nợ”

+ “ Năm nắng mười mưa”

=> Các thành ngữ ngắn gọn, cô đọng, cấu tạo ổn định, đồng thời qua hình ảnh cụ thể, sinh động thể hiện nội dung khái quát và có tính biểu cảm hơn từ ngữ thông thường

Bài 2 (trang 66 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

+ “ Đầu trâu mặt ngựa” -> biểu hiện được tính chất hung bạo, thú vật, vô nhân tính của bọn quan quân đến nhà Thuý Kiều khi gia đình nàng bị vu oan

+ “ cá chậu chim lồng” -> biểu hiện được cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do

+ “Đội trời đạp đất” -> biểu hiện được lối sống và hành động tự do, ngang tàng, không chịu sự bó buộc, không chịu khuất phục bất cứ uy quyền nào. Nó dùng để nói về khí phách hảo hán, ngang tàng của Từ Hải

=> Các thành ngữ trên đều dùng hình ảnh cụ thể và đều có tính biểu cảm: Thể hiện sự đánh giá đối với điều được nói đến.

Bài 3 (trang 66 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Điển cố: những sự việc trước đây hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn ra và sử dụng để diễn tả về những điều tương tự

Bài 4 (trang 67 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- “Ba thu”: Kinh thi có câu: “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề” ( Một ngày không thấy mặt nhau lâu như ba mùa thu) => khi KT đã tương tư TK thì một ngày không thấy mặt nhau lâu như ba năm

- Chín chữ: chín chữ nói về công lao của cha mẹ trong Kinh Thi

⇒ Nỗi niềm nhớ thương cha mẹ cuat Kiều

- Liễu Chương Đài: gợi chuyện người đi làm quan ở xa viết thư dạy vợ “ Cây liễu ở Chương Đài xưa xanh xanh, nay có còn không, hay là tay khác đã vin bẻ mất rồi”

⇒ Kiều tưởng tượng cảnh Kim Trọng trở lại thì Kiều đã thuộc về người khác

- Mắt xanh: Nguyễn Tịch đời Tần quý ai thì tiếp bằng mắt xanh, không ưa ai thì mắt trắng

=> Từ Hải muốn hỏi Kiều đã có người yêu thương hay chưa.

Bài 5 (trang 67 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- “ Ma cũ bắt nạt ma mới”

Thay thế : bắt nạt người mới đến

- “ Chân ướt chân ráo”

Thay bằng: vừa mới đến còn lạ lẫm

- “ Cưỡi ngựa xem hoa”

Thay thế: Qua loa

=> Khi thay thế có thể biểu hiện được phần nghĩa cơ bản nhưng mất đi phần sắc thái biểu cảm, mất đi tính hình tượng và dài dòng hơn

Bài 6 (trang 67 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Thế là cô ấy cũng mẹ tròn con vuông.

- Con đừng có trứng khôn hơn vịt nhé!

- Tao đã nấu sử sôi kinh rồi, chắc sẽ làm tốt bài thôi

- Chúng nó lòng lang dạ thú lắm con ạ!

- Đúng là phú quý sinh lễ nghĩa!

- Cô đúng là đi guốc trong bụng cháu.

- Sao nói mãi mà mày không sửa thế, đúng là nước đổ đầu vịt!

- Thôi bác ạ, nhịn một tí, dĩ hòa vi quý mà!

- Mày đừng có mà con nhà lính, tính nhà quan .

- Này, đừng có thấy người sang bắt quàng làm họ.

Bài 7 (trang 67 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Chỉ đúng duy nhất một điểm yếu thôi mà đã làm nó thất bại rồi, đúng là gót chân A- sin.

- Anh Ba nợ như chúa Chổm.

- Kiên định lên, anh định làm kẻ đẽo cày giữa đường hay sao?

-Tránh xa gã Sở Khanh ấy ra nhé!

- Với sức trai Phù Đổng, chúng tôi đang cố gắng kiến thiết lại con đường

B. Kiến thức cơ bản

Thành ngữ

Điển cố

Khái niệm

Là một cụm từ cố định

Câu chữ trong sách đời trước được trích dẫn

Đặc điểm

-Tính hình tượng

- Tính khái quát về nghĩa

- Tính biểu cảm

- Tính cân đối, có nhịp và có thể có vần

- Ngắn gọn

- Nội dung ý nghĩa hàm súc

- Dùng để nói về một điều tương tự

Tác dụng

Tạo tính dân dã, mộc mạc, bình dị

Tạo tính bác học, ước lệ tượng trưng, trag nhã, cổ kính

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 chọn lọc, hay khác: