Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) ngắn gọn - Soạn văn lớp 11
Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 11 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 11. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 11 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 5 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
- Bối cảnh đất nước những năm cuối thế kỉ XIX:
+ Phong trào Cần Vương thất bại.
+ Chế độ phong kiến sụp đổ, chính quyền lọt vào tay giặc.
+ Con đường cứu nước theo tư tưởng phong kiến rơi vào bế tắc.
- Ảnh hưởng từ nước ngoài: Tư tưởng dân chủ tư sản ảnh hưởng khắp thế giới, bắt đầu đi vào nước ta.
→ Phan Bội Châu sáng tác bài thơ vào năm 1905 sau khi quyết định sang Nhật.
Câu 2 (trang 5 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
- Tư duy mới mẻ, táo bạo được thể hiện qua quan niệm mới về chí làm trai và tầm vóc, vị thế của con người trong vũ trụ:
+ Nam nhi không chỉ dừng lại ở việc lập công danh mà còn phải "phải lạ", không chấp nhận cuộc sống theo số phận sắp đặt, sẵn sàng xoay chuyển càn khôn.
"Sinh vi nam tử yếu hi kì
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di".
→ Nam nhi phải tin tưởng vào tài chí của bản thân mình.
+ Khẳng định cá nhân phải có ý thức, trách nhiệm với đất nước chứ không chỉ có trách nhiệm với cuộc sống của mình.
"Ư bách niên trung tu hữu ngã
Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy".
→ Nêu cao tinh thần, vai trò của bản thân, mong được cống hiến hết mình cho đất nước.
Khích lệ, động viên những cá nhân khác nghĩ tới tương lai.
+ Chí trai không chỉ suy nghĩ riêng cho bản thân còn phải gắn chặt với sự tồn vong của đất nước.
Thi sĩ dám từ bỏ lối suy nghĩ cũ mòn, tiếp nhận tri thức mới, hợp với thời cuộc.
"Giang Sơn tử hĩ sinh đồ nhuế
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si".
→ Lời tự bạch về nỗi tủi nhục của sĩ phu mất nước
Tư tưởng táo bạo, thái độ quyết liệt của một nhà cách mạng tiên phong.
- Khát vọng hành động của nhà thi sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước:
"Nguyện trục trường phong Đông hải khứ
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi".
+ Hình ảnh: "Trường phong", "Đông hải", "thiên trùng bạch lãng": Hình ảnh thiên nhiên kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ.
+ Hành động: "Nguyện trục", "nhất tề phi": Muốn vượt biển, cùng bay lên với muôn ngàn con sóng để vươn ra đại dương.
→ Hình ảnh mang đậm chất sử thi lãng mạn nhưng lại hào hùng, thể hiện sự hào sảng trong giọng điệu, sự hiên ngang trong khí thế, tin tưởng vào tương lai của người thi sĩ cách mạng.
Câu 3 (trang 5 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
Hai câu 6 và 8 của bản dịch thơ so với nguyên tác chưa dịch hết được ý nghĩa.
- Câu 6:
"Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si" - Nguyên tác
"Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài" - Dịch thơ
+ "Học cũng hoài" trong bản dịch thơ chỉ mang ý nghĩa phủ nhận rằng đất nước suy vong có học cũng vô ích.
+ Bản phiên âm "Có học cũng ngu thôi" không chỉ phủ nhận còn khẳng định khí phách ngạo nghễ, ngang tàng, tư tưởng mới táo bạo về sự học của thi sĩ khi đất nước suy vong.
- Câu 8:
"Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi" - Nguyên tác
"Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi" - Dịch thơ
+ Bức tranh thiên nhiên trong nguyên tác hùng vĩ trong tâm thế hào sảng, mong làm nên nghiệp lớn của thi sĩ cách mạng.
"Nhất tề phi" nghĩa "cùng bay lên" lại được dịch thành "tiễn ra khơi".
+ Bức tranh thiên nhiên trong bản dịch thơ gợi mở sự êm ả, có phần bình lặng, chưa lột tả được hết khí phách ngang tàng, sự phi thường của thi sĩ như bản nguyên tác.
Câu 4 (trang 5 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
Những yếu tố tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ:
- Tư tưởng về chí làm trai mới mẻ, đầy táo bạo.
- Khát vọng sống mãnh liệt, hào hùng.
- Khí phách ngang tàng, sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách, khó khăn.
- Lòng yêu nước sâu sắc, ý thức trách nhiệm cao với sự tồn vong của đất nước.
- Giọng thơ sâu lắng mà hào sảng, sục sôi.
Luyện tập
Trả lời câu hỏi luyện tập (trang 5 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
Khi viết đoạn văn cảm nhận về nghệ thuật của 2 câu thơ cuối bài, cần lưu ý sử dụng bản nguyên tác:
- Những hình ảnh thiên nhiên kì vĩ: "trường phong", "Đông hải", "thiên trùng bạch lãng".
- Tư thế của thi sĩ cách mạng: "Nhất tề phi".
→ Chú ý nêu bật được hình ảnh hào hùng, khí phách ngang tàng nhưng cũng không kém phần lãng mạn. Đồng thời làm rõ khát vọng lớn lao, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách để tìm con đường cứu nước.
B. Tác giả
- Tên: Phan Bội Châu (1867-1940)
- Quê quán: Nghệ An
- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến:
+ Là nhà nho đầu tiên nuôi ý tưởng đi tìm một con đường cứu nước mới. Ông học hành thi cử không phải để làm quan mà là để trang bị vốn hiểu biết, tạo uy tín chuẩn bị cơ sở cho hoạt động Cách mạng
+ Phan Bội Châu là lãnh tụ các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX
- Phong cách nghệ thuật: văn chương là vũ khí để tuyên truyền cổ động, thơ văn ông đã làm rung động biết bao con tim yêu nước.
- Tác phẩm chính:
+ Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử, Phan Sào Nam văn tập, Phan Bội Châu niên biểu,....
C. Tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
+ Bài thơ được sáng tác vào năm 1905 trước lúc tác giả sang Nhật Bản tìm một con đường cứu nước mới, ông làm bài thơ này để giã từ bè bạn, đồng chí
- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật
- Bố cục:
+ Phần 1 (4 câu đầu): Quan niệm mới về chí làm trai, cùng ý thức của cái tôi đầy trách nhiệm.
+ Phần 2 (còn lại): Ý thức được nỗi nhục mất nước, sự lỗi thời của nền học vấn cũ, đồng thời thể hiện khát vọng hăm hở, dấn thân trên hành trình cứu nước.
- Giá trị nội dung:
+ Bài thơ khắc họa vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi nổi và khát vọng cháy bỏng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước
- Giá trị nghệ thuật: …..
+ Giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, chất lãng mạn toát ra từ nhiệt huyết cách mạng sôi nổi của nhà thơ.