Soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu ngắn gọn - Soạn văn lớp 11
Soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 11 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 11. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 11 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu (ngắn nhất)
I. Trật tự trong câu đơn. (trang 157-158 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Bài 1:
a/ Có thể sắp xếp theo trật tự " rất sắc, nhưng nhỏ": câu không sai về ngữ pháp và ý nghĩa.
Nhưng đặt trong đoạn văn này thì không phù hợp với mục đích đe dọa, uy hiếp đối phương.
b/ Việc sắp xếp theo trật tự "nhỏ, nhưng rất sắc" có tác dụng xác định trọng tâm thông báo là "rất sắc", phù hợp với hàm ý đe dọa, uy hiếp.
c/ Trật tự các từ ngữ trong trường hợp này lại phù hợp: Nhằm mục đích chế nhạo, phủ định tác dụng của con dao.
Bài 2:
- Cách viết thứ nhất là phù hợp vì trọng tâm thông báo là "rất thông minh".
Bài 3:
- Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, hoặc cuối câu. Do đó, ta thấy các trạng ngữ trong 3 đoạn trích đặt ở 3 vị trí khác nhau là phù hợp với nội dung thông báo.
a/ Đoạn văn kể về sự kiện Mị bị bắt nên trước tiên là nêu hoàn cảnh thời gian.
Câu tiếp theo phần “sáng hôm sau” cần đặt ở đầu câu để tiếp nối thời gian.
b/ Chủ thể hành động được nêu trước, phần biểu thị thời gian đặt ở giữa bởi sự kiện liên kết với các ý của câu trước đó đều tập trung vào việc: ai là cha đẻ của Chí Phèo.
c/ Phù hợp với nội dung thông tin cũ, thông tin đã biết
II. Trật tự trong câu ghép. (trang 158-159 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Bài 1:
a/ Vế chính: Hắn lại nao nao buồn.
Vế phụ chỉ nguyên nhân đặt sau: là vì mẩu chuyện ấy.....rất xa xôi.
=> Liên kết dễ dàng với nội dung các câu đi sau.
b/ Vế chỉ sự nhượng bộ đặt sau để bổ sung thông tin.
Bài 2:
- Chọn phương án C.
B. Kiến thức cơ bản
- Cùng một câu, nếu ở trạng thái tồn tại riêng thì có nhiều khả năng sắp xếp trật tự từ. Nhưng tùy theo ngữ cảnh hay văn bản mà có cách sắp xếp tối ưu. Do đó, khi phân tích, cần so sánh, đối chiếu để nhận ra tác dụng của mỗi cách sắp xếp, nhất là cách sắp xếp phù hợp nhất với mục đích và nhiệm vụ thông báo của câu, với sự liên kết giữa các câu.
- Nếu sắp xếp trật tự từ không đúng sẽ dẫn đến câu văn mơ hồ về nghĩa, tối nghĩa hoặc vô nghĩa.
- Vấn đề trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu liên quan đến cả câu đơn và câu ghép. Trong câu ghép, cần chú ý trật tự sắp xếp các vế câu và việc dùng các quan hệ từ ở các vế câu.