15 Bài tập Đa thức một biến (có đáp án) - Kết nối tri thức Trắc nghiệm Toán 7
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 bài tập trắc nghiệm Đa thức một biến Toán lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 7.
15 Bài tập Đa thức một biến (có đáp án) - Kết nối tri thức Trắc nghiệm Toán 7
Chỉ 150k mua trọn bộ trắc nghiệm Toán 7 Kết nối tri thức (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Câu 1. Cho biết hệ số và bậc của đơn thức –2x4.
A. Hệ số là 2, bậc là 4;
B. Hệ số là –2, bậc là 4;
C. Hệ số là 4, bậc là 2;
D. Hệ số là –4, bậc là 2.
Câu 2. Tính: 2x5 – x5 = ?
A. x5;
B. 2;
C. 1;
D. 3x5.
Câu 3. Liệt kê các hạng tử của đa thức: A = –x5 + 3x – 4.
A. x5, x;
B. –x5, 3x, 4;
C. –x5, –3x, –4;
D. –x5, 3x, –4.
Câu 4. Rút gọn đa thức: B = 3x4 + 6x2 – 5x2 + x ta được kết quả là:
A. B = 3x4 + x2 + x;
B. B = 3x4 + 7x2 + x;
C. B = 3x4 + 6x2 – 5x2;
D. B = 3x4 + 5x2 + x.
Câu 5. Thu gọn và sắp xếp đa thức C = 3x – 4x3 + x3 theo lũy thừa giảm dần của biến ta được kết quả là:
A. C = –3x3 – 3x;
B. C = 3x3 – 3x;
C. C = –3x3 + 3x;
D. C = 3x – 3x3.
Câu 6. Bậc của đa thức P = –5x7 + 4x8 – 4x + 6 là:
A. 8;
B. 7;
C. 1;
D. 0.
Câu 7. Hệ số tự do của đa thức M = 5x2 – x + 5 – 2x5 là:
A. 1;
B. 4;
C. 3;
D. 5.
Câu 8. Cho đa thức A(x) = x3 – 4x4 – x + 9 – 5x. Thu gọn và sắp xếp đa thức đó theo lũy thừa giảm dần của biến là:
A. A(x) = x3 – 4x4 – 6x + 9;
B. A(x) = –4x4 + x3 – 6x + 9;
C. A(x) = x3 – 4x4 + 6x + 9;
D. A(x) = x3 – 4x4 + 9.
Câu 9. Cho đa thức B(x) = 2x3 – 4x2 – x – 5. Thu gọn và sắp xếp đa thức đó theo lũy thừa tăng dần của biến là:
A. B(x) = – 5 – x – 4x2 + 2x3;
B. B(x) = 2x3 – 4x2 – x;
C. B(x) = 2x3 – x – 5;
D. B(x) = 2x3 – 4x2 – x – 5.
Câu 10. Cho đa thức M = – 5x – x5 + x3. Tính M(1) = ?
A. –5;
B. 4;
C. 5;
D. 0.
Câu 11. Cho đa thức N = –4x – 2x2 + x4. Tính N(2) = ?
A. –2;
B. 2;
C. 1;
D. 0.
Câu 12. Cho P = 3x + 8x2 + 5. Tính P(0) = ?
A. –2;
B. 8;
C. 5;
D. 0.
Câu 13. Người ta dùng hai máy bơm để bơm nước vào một bể chứa nước. Máy thứ nhất bơm mỗi giờ được 20 m3 nước. Máy thứ hai bơm mỗi giờ được 15 m3 nước. Sau khi cả hai máy chạy trong x giờ, người ta tắt máy thứ nhất và để máy thứ hai chạy thêm 2 giờ nữa thì bể nước đầy. Đa thức (biến x) biểu thị dung tích của bể (m3), biết rằng trước khi bơm, trong bể có 1 m3 nước. Hệ số tự do của đa thức đó là:
A. 31;
B. 32;
C. 33;
D. 34.
Câu 14. Viết đa thức F(x) thỏa mãn đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau: Bậc của F(x) là 2; Hệ số của x bằng hệ số tự do và bằng 2; Hệ số cao nhất của F(x) là –1. Đa thức F(x) là:
A. –x2 + 2x + 2;
B. –x2 – 2x + 2;
C. –x2 + 2x – 2;
D. x2 + 2x + 2.
Câu 15. Số nào dưới đây là nghiệm của đa thức Q(x) = x2 – 4x + 4 ?
A. 1;
B. 2;
C. –2;
D. –1.