200 Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí dân cư mới nhất
Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12 Chương 1: Địa lí dân cư mới nhất được biên soạn bám sát chương trình Địa lí lớp 12 giúp bạn học tốt môn Địa lí hơn.
200 Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí dân cư (có lời giải)
200 Câu hỏi trắc nghiệm Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta (có lời giải)
200 Câu hỏi trắc nghiệm Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập (có lời giải)
Câu 1:
Về dân số, nước ta đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á sau?
A. Inđônêxia, Thái Lan.
B. Malaixia, Philippines.
C. Inđônêxia, Malaixia.
D. Inđônêxia, Philippines.
Câu 2:
Về dân số, so với các quốc gia trên thế giới, nước ta là nước?
A. Đông dân (đứng thứ 13 trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ).
B. Khá đông dân (đứng thứ 30 trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ).
C. Trung bình (đứng thứ 90 trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ).
D. Ít dân (đứng thứ 130 trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ).
Câu 3:
Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào thời gian nào sau đây?
A. Nửa đầu thế kỉ XIX.
B. Nửa sau thế kỉ XIX.
C. Nửa đầu thế kỉ XX.
D. Nửa sau thế kỉ XX.
Câu 4:
Hơn 3 triệu người Việt hiện đang sinh sống ở nước ngoài, tập chung nhiều nhất ở
A. Liên bang Nga.
B. Hoa Kì, Ôxtrâylia.
C. các nước Đông Âu.
D. Anh và một số nước Tây Âu khác.
Câu 5:
Hiện tại cơ cấu nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Là cơ cấu dân số trẻ.
B. Đang biến đổi chậm theo hướng già hóa.
C. Đang biến đổi nhanh theo hướng già hóa.
D. Là cơ cấu dân số già.
Câu 6:
Hiện tại, nước ta đang trong giai đoạn “Cơ cấu dân số vàng” điều đó có nghĩa là
A. số trẻ sơ sinh chiếm hơn 2/3 dân số.
B. số người ở độ tuổi 0-14 chiếm hơn 2/3 dân số.
C. số người ở độ tuổi 15-59 chiếm hơn 2/3 dân số.
D. số người ở độ tuổi trên 60 trở lên chiếm hơn 2/3 dân số.
Câu 7:
Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đông Nam bộ.
Câu 8:
Vùng nào ở nước ta có mật độ dân số thấp nhất?
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Tây Nguyên.
Câu 9:
Tỉ trọng của các nhóm tuổi trong cơ cấu dân số ở nước ta đang chuyển biến theo hướng nào sau đây?
A. Nhóm 0 – 14 tuổi tăng, nhóm 15 – 59 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên giảm.
B. Nhóm 0 – 14 tuổi giảm, nhóm 15 – 59 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên tăng.
C. Nhóm 0 – 14 tuổi tăng, nhóm 15 – 59 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên tăng.
D. Nhóm 0 – 14 tuổi giảm, nhóm 15 – 59 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên giảm.
Câu 1:
Năng suất lao động xã hội của nước ta còn thấp, chủ yếu nhất là do
A. cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
B. phân bố lao động không đều.
C. cơ cấu kinh tế chậm thay đổi.
D. trình độ lao động chưa cao.
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm chủ yếu của nguồn lao động nước ta?
A. Tính kỉ luật của người lao động rất cao.
B. Chất lượng ngày càng được nâng lên.
C. Có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
D. Lực lượng lao động trình độ cao còn ít.
Câu 3:
Dân số đông đem lại thuận lợi nào sau đây cho nền kinh tế nước ta?
A. Chất lượng lao động cao.
B. Có nhiều việc làm mới.
C. Nguồn lao động dồi dào.
D. Thu nhập người dân tăng.
Câu 4:
Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng lên chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Giáo dục, văn hóa và y tế phát triển.
B. Nhiều dân tộc, lao động dồi dào.
C. Dân số đông, gia tăng còn nhanh.
D. Các đô thị có nhiều lao động kĩ thuật.
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây không đúng về việc làm ở nước ta hiện nay?
A. Là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn hiện nay.
B. Tỉ lệ thất nghiệp ờ thành thị cao hơn nông thôn.
C. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm còn gay gắt.
D. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn thành thị.
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây không đúng về nguồn lao động Việt Nam?
A. Mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu người.
B. Chuyển biến cơ cấu theo ngành rất nhanh.
C. Người lao động cần cù, sáng tạo.
D. Chất lượng lao động ngày càng cao.
Câu 7:
Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhất trong lĩnh vực
A. công nghiệp.
B. thương mại.
C. du lịch.
D. nông nghiệp.
Câu 8:
Đặc điểm nguồn lao động nước ta hiện nay là
A. số lượng không lớn.
B. trình độ rất cao.
C. chất lượng nâng lên.
D. phân bố rất đều.
Câu 9:
Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta là
A. phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị.
B. xây dựng các nhà máy công nghiệp quy mô lớn.
C. phân bố lại lực lượng lao động trên quy mô cả nước.
D. hợp tác lao động quốc tế để xuất khẩu lao động.
Câu 10:
Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của lao động nước ta?
A. Đội ngũ lao động có chuyên môn kĩ thuật ngày càng đông đảo.
B. Người lao động còn thiếu tác phong công nghiệp.
C. Lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật phân bố tương đối đồng đều.
D. Nguồn lao động dồi dào.
Câu 11:
Một trong những chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng hiệu quả nguồn lao động nước ta là: “Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi và phát triển công nghiệp ở nông thôn” nhằm mục đích nào sau đây?
A. Khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.
B. Tạo điều kiện cho người dân vùng núi có việc làm, tăng thu nhập.
C. Tạo sự phân bố phù hợp, cân bằng sự phát triển kinh tế.
D. Đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số thành thị và nông thôn.
Câu 12:
Phát biểu nào sau đây không phải đặc điểm của nguồn lao động ở nước ta hiện nay?
A. Lao động có năng suất cao, kỉ luật tốt.
B. Phân bố nguồn lao động không đồng đều.
C. Chất lượng nguồn lao động ngày càng tăng.
D. Nguồn lao động dồi dào, sáng tạo.
Câu 13:
Đặc điểm nào sau đây đúng với chất lượng nguồn lao động ở nước ta?
A. Nguồn lao động dồi dào chiếm 51,2% dân số.
B. Lao động phân bố không đều giữa đồng bằng và miền núi.
C. Hằng năm được bổ sung một lực lượng lao động mới.
D. Người lao động cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm sản xuất.
Câu 14:
Phương hướng trước tiên làm cho lực lượng lao động trẻ ở nước ta sớm trở thành một nguồn lao động có chất lượng là
A. mở rộng các ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
B. tổ chức hướng nghiệp chu đáo.
C. có kế hoạch giáo dục và đào tạo hợp lý.
D. lập nhiều cơ sở giới thiệu việc làm.
Câu 15:
Việc làm đang là vấn đề kinh tế xã hội lớn ở nước ta vì
A. kinh tế chậm phát triển, việc làm ít.
B. tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm còn gay gắt.
C. nhu cầu việc làm cao.
D. đào tạo lao động còn nhiều bất cập, lao động chưa đáp ứng yêu cầu.
Câu 16:
Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế nước ta chuyển dịch theo hướng nào dưới đây?
A. Khu vực I, II giảm; khu vực III tăng.
B. Khu vực I tăng; khu vực II, III giảm.
C. Khu vực I giảm; khu vực II, III tăng.
D. Khu vực I, III tăng; khu vực II giảm.
Câu 17:
Phát biểu nào sau đây không đúng với vấn đề việc làm hiện nay của nước ta?
A. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hiện nay đã được giải quyết triệt để.
B. Sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế đã tạo ra nhiều việc làm mới.
C. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao.
D. Việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay.
Câu 18:
Đặc điểm nào sau đây không phải là mặt mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay?
A. Chất lượng nguồn lao động đang được nâng lên.
B. Có tác phong công nghiệp và kỉ luật lao động cao.
C. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông - lâm - thủy sản.
D. Tỉ lệ lao động trẻ cao, có khả năng tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật.
Câu 19:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay?
A. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
B. Lực lượng lao động có trình độ cao chiếm tỉ lệ lớn trong tổng lao động.
C. Người lao động nước ta có kinh nghiệm sản xuất trong nông-lâm-ngư nghiệp.
D. Nước ta có nguồn lao động dồi dào.
Câu 20:
Đặc điểm nào sau đây không đúng về chất lượng nguồn lao động nước ta?
A. Cần cù, sang tạo, ham học hỏi.
B. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
C. Có tác phong công nghiệp, chuyên nghiệp.
D. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.
Câu 21:
Xu hướng thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn phù hợp với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thể hiện ở đặc điểm nào sau đây?
A. Dân số nông thôn giảm, dân số thành thị không đổi.
B. Dân số thành thị tăng, dân số nông thôn không đổi.
C. Dân số thành thị tăng, dân số nông thôn giảm.
D. Dân số thành thị giảm, dân số nông thôn tăng.
Câu 22:
Nhận định nào đúng nhất khi nói về nguyên nhân của sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế của nước ta?
A. Quá trình đô thị hóa.
B. Kết quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
C. Kết quả của nền kinh tế thị trường.
D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.
Câu 23:
Lực lượng lao động có kỹ thuật được tập trung đông nhất ở vùng nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
C. Đồng bằng duyên hải miền Trung.
D. Miền núi và trung du phía Bắc.
Câu 24:
Phát biểu nào sau đây không phải điểm mạnh của nguồn lao động nước ta?
A. Người lao động cần cù, sáng tạo, nhiều kinh nghiệm sản xuất.
B. Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít so với yêu cầu.
C. Nguồn lao động dồi dào.
D. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.
Câu 25:
Phát biểu nào sau đây không phải hướng giải quyết việc làm?
A. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
B. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
C. Kiềm chế tốc độ tăng dân số.
D. Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
Câu 26:
Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta hiện nay?
A. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn thành thị.
B. Tốc độ tăng nguồn lao động cao hơn tốc độ tăng dân số.
C. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn nông thôn.
D. Năng suất lao động thấp do chất lượng nguồn lao động chưa được cải thiện.
Câu 27:
Nhận định nào sau đây không phải là hướng giải quyết việc làm ở nước ta?
A. Phân bố lại dân cư và lao động.
B. Khuyến khích sinh viên đi du học.
C. Thực hiện tốt chính sách dân số.
D. Xuất khẩu lao động, hợp tác đầu tư.
Câu 28:
Nguyên nhân chủ yếu lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực quốc doanh sang các khu vực khác là do
A. khu vực quốc doanh làm ăn không có hiệu quả.
B. kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường.
C. tác động của công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
D. nước ta đang thực hiện nền kinh tế mở, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.
Câu 29:
Phát biểu nào sau đây không đúng về nguồn lao động nước ta?
A. Có kinh nghiệm sản xuất phong phú trong công nghiệp.
B. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.
C. Thiếu nhiều công nhân kĩ thuật lành nghề.
D. Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh.
Câu 30:
Giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta là
A. kiểm soát tốc độ tăng dân số đi đôi đẩy mạnh phát triển kinh tế và phân bố hợp lí dân cư.
B. nâng cao chất lượng nguồn lao động và giảm gia tăng dân số xuống mức thấp.
C. giảm gia tăng dân số, tăng cường xuất khẩu lao động và đẩy mạnh đô thị hóa.
D. đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa và xuất khẩu lao động.
Câu 1:
Nhận định nào dưới đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta?
A. Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh.
B. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.
D. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo.
Câu 2:
Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở nước ta chuyển dịch theo hướng nào sau đây?
A. Tăng tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ.
B. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng, giảm khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và khu vực dịch vụ.
C. Giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ, tăng tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và khu vực công nghiệp – xây dựng.
D. Giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ.
Câu 3:
Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng nào sau đây?
A. Tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước, giảm tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
B. Tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, giảm tỉ trọng khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước.
C. Giảm tỉ trọng khu vực nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
D. Giảm tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước.
Câu 4:
Hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta là
A. trình độ chuyên môn, kĩ thuật chưa cao.
B. thể lực chưa thật tốt.
C. còn thiếu kĩ năng làm việc.
D. thể lực chưa thật tốt, trình độ chuyên môn chưa cao.
Câu 5:
Chất lượng nguồn lao động nước ta còn nhiều hạn chế, nguyên nhân chủ yếu là do
A. nguồn lao động chưa thật sự cần cù, chịu khó.
B. tính sáng tạo của lao động chưa thực sự cao.
C. người lao động phần lớn còn thiếu kinh nghiệm.
D. công tác đào tạo lao động chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Câu 6:
Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng lên, chủ yếu do
A. các thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
B. học hỏi quá trình tăng cường xuất khẩu lao động.
C. đời sống vật chất của người lao động tăng.
D. xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập quốc.
Câu 7:
Trong các biện pháp dưới đây, biện pháp nào là cấp bách để nâng cao lượng nguồn lao động của nước ta hiện nay?
A. Tăng cường xuất khẩu lao động để học hỏi kinh nghiệm.
B. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động.
C. Nâng cao thể trạng người lao động.
D. Bố trí lại nguồn lao động cho hợp lí.
Câu 8:
Trong cơ cấu lao động có việc làm ở nước ta phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật, thành phần chiếm tỉ trọng cao nhất là
A. có chứng chỉ sơ cấp.
B. trung cấp chuyên nghiệp.
C. cao đẳng, địa học, trên đại học.
D. chưa qua đào tạo.
Câu 9:
Cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn ở nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn thấp hơn thành thị.
B. Tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị.
C. Tỉ trọng lao động ở hai khu vực tương đương nhau.
D. Tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn tăng, ở khu vực thành thị giảm.
Câu 10:
Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động ở nước ta, hướng nào sau đây đạt hiệu quả cao nhất?
A. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
C. Phát triển kinh tế, chú ý thích đáng nghành dịch vụ.
D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Câu 1:
Lao động nước ta chủ yếu tập chung ở các ngành nông - lâm nghiệp chủ yếu là do
A. các ngành này có năng suất lao động thấp hơn nền cần nhiều lao động.
B. sản xuất nông - lâm nghiệp ít gặp rủi ro nên thu hút nhiều người lao động.
C. các ngành này có thu nhập cao nên thu hút nhiều lao động.
D. đây là các ngành có cơ cấu đa dạng nên thu hút nhiều lao động.
Câu 2:
Thu nhập bình quân của lao động nước ta thuộc loại thấp trên thế giới là do
A. phần lớn lao động sống ở nông thôn.
B. người lao động thiếu cần cù, sáng tạo.
C. năng suất lao động thấp.
D. độ tuổi trung bình của người lao động cao.
Câu 3:
Nguồn lao động nước ta dồi dào, điều đó cho thấy
A. số người trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động lớn.
B. số người đang làm việc trong ngành kinh tế lớn.
C. số người trẻ đang chuẩn bị tham gia làm việc trong các ngành kinh tế lớn.
D. số trẻ em chưa đến tuổi lao động lớn.
Câu 4:
Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế ở nước ta thay đổi, chủ yếu do
A. kết quả của quá trình đô thị hóa.
B. kết quả của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. sự phân bộ lại dân cư và lao động giữa các vùng trong cả nước.
D. yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
Câu 5:
Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn cao là do
A. sản xuất nông nghiệp mang tính màu vụ, hoạt động phi nông nghiệp còn hạn chế.
B. tỉ lệ lao động qua đào tạo ở nông thôn thấp.
C. lực lượng lao động tập trung quá đông ở khu vực nông thôn.
D. đầu tư khoa học kĩ thuật làm tăng năng suất lao động.
Câu 6:
Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta là
A. đẩy mạnh công tác đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
B. phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ.
C. phân bố lại lao động trong phạm vi cả nước.
D. đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Câu 7:
Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn nước ta là
A. đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
B. phân bố lại lao động trong phạm vi cả nước.
C. xuất khẩu lao động.
D. chuyển một số nhà máy từ thành thị về nông thôn.
Câu 8:
Mỗi năm nguồn lao động nước ta tăng thêm khoảng
A. 1 triệu lao động.
B. 2 triệu lao động.
C. 3 triệu lao động.
D. 4 triệu lao động.
Câu 9:
Năng suất lao động ở nước ta hiện nay thuộc nhóm thấp nhất thế giới, nguyên nhân là do
A. trình độ khoa học kĩ thuật và chất lượng lao động thấp.
B. phân bố lao động trong phạm vi cả nước còn bất hợp lí.
C. phân công lao động xã hội theo ngành còn chậm chuyển biến.
D. trình độ đô thị hóa thấp.
Câu 10:
Biểu hiện nào không chứng tỏ việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay?
A. Mỗi năm nước ta phải giải quyết hơn 1 triệu việc làm mới.
B. Tỉ lệ thấp nghiệp ở thành thị là 5,3% ( năm 2005).
C. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 9,3% ( năm 2005).
D. Lao động phân bố chênh lệch giữa nông thôn và thành thị.
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây không đúng với lao động nước ta hiện nay?
A. Phần lớn lao động có thu nhập thấp.
B. Quá trình phân công lao động xã hội chậm chuyển biến.
C. Quỹ thời gian lao động ở nhiều xí nghiệp quốc doanh chưa được sử dụng triệt để.
D. Năng suất lao động xã hội ngày càng tăng và đã ngang với thế giới.
Câu 12:
Việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta, vì
A. các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng.
B. tỉ lệ người thiếu việc làm và thất nghiệp cao.
C. phần lớn người lao động sản xuất nông nghiệp.
D. nhu cầu lớn về lao động có tay nghề cao.
Câu 13:
Số lao động mỗi năm mà nền kinh tế nước ta tạo ra là
A. 0,5.
B. 1,0.
C. 1,5.
D. 2,0.
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây không đúng với vấn đề việc làm hiện nay ở nước ta?
A. Việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay.
B. Sự đa dạng hoá các thành phần kinh tế đã tạo ra nhiều việc làm mới.
C. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hiện nay đã được giải quyết triệt để.
D. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao.
Câu 15:
Hướng giải quyết việc làm cho người lao động nước ta nào sau đây không thuộc vào lĩnh vực kinh tế?
A. Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất.
B. Tăng cường họp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
C. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
D. Mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
Câu 16:
Hướng giải quyết việc làm cho người lao động nước ta nào sau đây chủ yếu tập trung vào người lao động?
A. Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất.
B. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
C. Tăng cường họp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
D. Mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
Câu 17:
Hướng giải quyết việc làm cho người lao động nước ta nào sau đây chủ yếu tập trung vào vấn đề con người?
A. Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất.
B. Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
C. Mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
D. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
Câu 18:
Phương hướng trước tiên làm cho lực lượng lao động trẻ ở nước ta sớm trở thành một nguồn lao động có chất lượng là
A. mở rộng các ngành nghề thủ công mĩ nghệ.
B. tổ chức hướng nghiệp chu đáo.
C. có kế hoạch giáo dục và đào tạo hợp lí.
D. lập nhiều cơ sở giới thiệu việc làm.
.........................
.........................
.........................