Top 50 câu hỏi trắc nghiệm Vấn đề phát triển nông nghiệp (có đáp án)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 50 câu hỏi trắc nghiệm Vấn đề phát triển nông nghiệp Địa lí 12 mới nhất được biên soạn bám sát chương trình Địa lí 12 giúp các bạn học tốt môn Địa lí hơn.
Vấn đề phát triển nông nghiệp
Câu 1:
Trong những năm qua, nội bộ ngành nông nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng nào sau đây?
A. Tỉ trọng ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng.
B. Tỉ trọng ngành trồng trọt tăng, tỉ trọng ngành chăn nuôi giảm.
C. Tỉ trọng ngành trồng trọt và tỉ trọng ngành chăn nuôi cùng tăng.
D. Tỉ trọng ngành trồng trọt và tỉ trọng ngành chăn nuôi cung giảm.
Câu 2:
Từ năm 1990 đến năm 2005, trong ngành trồng trọt hai nhóm cây trồng có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao nhất là
A. Cây công nghiệp, cây rau đậu.
B. Cây lương thực, cây công nghiệp.
C. Cây rau đậu, cây ăn quả.
D. Cây lương thực, cây ăn quả.
Câu 3:
Lương thực là mối quan tâm thường xuyên của Nhà nước ta vì
A. Điều kiện tự nhiên của nước ta không phù hợp cho sản xuất lương thực.
B. Nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống, sản xuất và xuất khẩu.
C. Do thiếu lao động trong sản xuất lương.
D. Do phần lớn diện tích nước ta là đồng bằng.
Câu 4:
Những thành tựu quan trọng nhất của sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua là
A. Bước đầu hình thành các vùng trọng điểm sản xuất lương thực hàng hóa.
B. Sản lượng tăng nhanh, đáp ứng vừa đủ cho nhu cầu của hơn 90 triệu dân.
C. Diện tích tăng nhanh, cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi.
D. Đảm bảo nhu cầu trong nước và trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Câu 5:
Việc mở rộng diện tích đất trồng cây lương thực của nước ta trong giai đoạn 1990 đến năm 2005 diễn ra chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Các đồng bằng duyên hải miền Trung.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Miền núi và trung du.
Câu 6:
Để tăng sản lượng lương thực ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là
A. Đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.
B. Mở rộng diện tích đất trồng cây lương thực.
C. Đẩy mạnh khai hoang, phục hóa ở miền núi.
D. Kêu gọi đầu tư nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp.
Câu 7:
Các vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta hiện nay là
A. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 8:
Trong những năm qua, sản lượng lương thực của nước ta tăng lên chủ yếu là do
A. Tăng diện tích canh tác.
B. Tăng năng suất cây trồng.
C. Đẩy mạnh khai hoang phục hóa.
D. Tăng số lượng lao động trong ngành trồng lúa.
Câu 9:
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lương thực lớn hơn vùng Đồng bằng sông Hồng là do
A. Có năng suất lúa cao hơn.
B. Có diện tích trồng cây lương thực lớn.
C. Có truyền thống trồng cây lương thực lâu đời hơn.
D. Có trình độ thâm canh cao hơn.
Câu 10:
Các loại cây công nghiệp thường được trồng ở vùng đồng bằng là
A. Cói, đay, mái, lạc, đậu tương.
B. Mía, lạc đậu tương, chè, thuốc lá.
C. Mía lạc, đậu tường, điều, hồ tiêu.
D. Điều, hồ tiêu, dâu tằm, bông.
Câu 11:
Ở nước ta, cây công nghiệp lâu năm được trồng chủ yếu ở miền núi và trung du là do khu vực này có
A. Địa hình, đất đai phù hợp.
B. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật hiện đại.
C. Nguồn lao động dồi dào, kĩ thuật cao.
D. Thị trường tiêu thụ lớn, ổn định.
Câu 12:
Việc mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở vùng núi nước ta cần gắn liền với
A. Bảo vệ và phát triển rừng.
B. Vấn đề thuỷ lợi.
C. Sản xuất lương thực và thực phẩm.
D. Nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng dân cư.
Câu 13:
Để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cây công nghiệp nước ta trên thị trường thế giới cần phải
A. Hoàn thiện công nghệ chế biến.
B. Có chính sách phát triển cây công nghiệp.
C. Mở rộng thị trường tiêu thụ.
D. Phát triển tốt hệ thống thủy lợi.
Câu 1:
Các cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao của nước ta là
A. Cà phê, cao su, mía.
B. Hồ tiêu, bông, chè.
C. Cà phê, điều, chè.
D. Điều, chè, thuốc lá.
Câu 2:
Các cây công ngiệp hàng năm có giá trị kinh tế cao của nước ta là
A. Cà phê, cao su, mía.
B. Lạc, bông, chè.
C. Mía, lạc, đậu tương.
D. Lạc, chè, thuốc.
Câu 3:
Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất ở nước ta là
A. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
C. Tây Nguyên và Đồng bằng sông Hồng.
D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
Câu 4:
Một trong những nguyên nhân khiến nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở nước ta trong những năm qua là
A. Thị trường được mở rộng, công nghiệp chế biến dần hoàn thiện.
B. Các khâu trồng và chăm sóc cây công nghiệp đều được tự động hóa.
C. Nhà nước đã bao tiêu toàn bộ sản phẩm từ cây công nghiệp.
D. Sản phẩm không bị cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Câu 5:
Cây điều được trồng nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông Nam Bộ.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 6:
Tây Nguyên là vùng chuyên canh lớn nhất về
A. Cà phê, dâu tằm.
B. Cà phê, cao su.
C. Cao su, dâu tằm.
D. Cà phê, chè.
Câu 7:
Một mô hình sản xuất hàng hóa trong ngành chăn nuôi nước ta là
A. Hợp tác xã chăn nuôi theo hình thức quảng canh.
B. Kinh tế hộ gia đình sản xuất quy mô nhỏ, tự cấp, tự cung.
C. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
D. Kinh tế hộ gia đình chăn nuôi theo hình thức quảng canh.
Câu 8:
Nhận định nào sau đây không đúng khi đánh giá về ngành chăn nuôi của nước ta trong những năm qua?
A. Số lượng vật nuôi ngày càng giảm.
B. Các giống vật nuôi cho năng suất cao còn chưa nhiều.
C. Hiệu quả chăn nuôi chưa thức sự cao và ổn định.
D. Dịch bệnh thường xảy ra gây khó khăn cho ngành chăn nuôi.
Câu 9:
Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
A. Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên.
Câu 10:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết hai vùng tập trung quy mô diện tích đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm lớn nhất ở nước ta là
A. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết hai vùng tập trung diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu ăn và cây ăn quả ở nước ta là
A. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
B. Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 12:
Theo quy luật, chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở đồng bằng, chủ yếu là do
A. Gần nơi chế biến, giao thông thuận lợi.
B. Thị trường lớn, nguồn thức ăn đảm bảo.
C. Nguồn thức ăn lớn, khí hậu thuận lợi.
D. Có diện tích chăn nuôi, gần nơi tiêu thụ.
Câu 1:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết hai tỉnh có số lượng trâu bò (năm 2007) lớn nhất nước ta là
A. Quảng Ninh, Thanh Hóa.
B. Thanh Hóa, Nghệ An.
C. Thanh Hóa, Bình Định.
D. Nghệ An, Quảng Nam.
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, chi biết trong giai đoạn 2000- 2007, tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng
A. 3,1%.
B. 5,1%.
C. 7,1%.
D. 9,1%.
Câu 3:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết hai tỉnh nào dưới đây có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta?
A. Kon Tum và Gia Lai.
B. Lâm Đồng và Gia Lai.
C. Đắk Lắk và Lâm Đồng.
D. Bình Phước và Đắk Lắk.
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19, cho biết các tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng dưới 12% phân bố ở những vùng nào của nước ta?
A. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết cây công nghiệp nào sau đây không phải là sản phẩm chuyên hóa của vùng Tây Nguyên?
A. Cà phê.
B. Thuốc lá.
C. Bông.
D. Đậu tương.
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết cây công nghiệp nào sau đây không phải là sản phẩm chuyên hóa của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Dừa.
B. Mía.
C. Lạc.
D. Đậu tương.
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết nhận định nào sau đây không đúng về sự phân bố các cây công nghiệp ở nước ta?
A. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta có cơ cấu cây trồng đa dạng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chuyên canh cây công nghiệp hàng năm.
C. Mía và lạc là hai sản phẩm cây công nghiệp chuyên môn hóa của Bắc Trung Bộ.
D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là hai vùng trồng cà phê và cao su lớn nhất cả nước.
Câu 8:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết trong giai đoạn 2000-2007, tỉ trọng của cây công nghiệp so với tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng
A. 1,6%.
B. 2,6%.
C. 3,6%.
D. 4,6%.
Câu 9:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết hai tỉnh có diện tích trồng lúa ( 2007) lớn nhất nước ta là
A. Thanh Hóa, Nghệ An.
B. Long An, Đồng Tháp.
C. Kiên Giang, An Giang.
D. Thái Bình, Nam Định.
Câu 10:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thấp nhất vùng Đồng bằng sông Hồng là
A. Hưng Yên.
B. Vĩnh Phúc.
C. Hà Nam.
D. Hải Dương.
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết trong giai đoạn 2000-2007, diện tích lúa của nước ta là
A. Tăng 459 nghìn ha.
B. Không có biến động.
C. Giảm 459 nghìn ha.
D. Giảm 459 ha.
Câu 12:
Do nhu cầu ngày càng tăng về thịt, trứng nên ngành chăn nuôi
A. gia súc và gia cầm ngày càng tăng lên.
B. chăn nuôi gia súc lớn ngày càng tăng.
C. chăn nuôi gia súc nhỏ không ngừng tăng lên.
D. gia cầm ở nước ta ngày càng tăng.
Câu 1:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết cây cà phê được trồng chủ yếu ở vùng nào?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đông Nam Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Tây Nguyên.
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết đậu tương được trồng nhiều nhất ở vùng nào?
A.. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Tây Nguyên.
Câu 3:
Căn cứ vào vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh dẫn đầu về diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm ở nước ta là
A. Đắk Lắk.
B. Bình Phước.
C. Nghệ An.
D. Lâm Đồng.
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat Điija lí Việt Nam trang 18, cho biết những vùng nuôi nhiều bò ở nước ta là
A. Tây Nguyên, đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
B. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
C. Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết cây cao su được trồng chủ yếu ở vùng nào?
A. Đông Nam Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Bắc.
D. Tây Nguyên.
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết cây chè được trồng nhiều nhất ở vùng nào?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Tây Nguyên.
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết những vùng nuôi nhiều trâu ở nước ta là
A. Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.
Câu 8:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng là lớn nhất?
A. Lào Cai.
B. Hà Giang.
C. Điện Biên.
D. Lai Châu.
Câu 9:
Do dân số đông nhu cầu lương thực lớn nên để đáp ứng nhu cầu về lương thực thì vùng Đồng bằng sông Hồng đã
A. nhập khẩu lúa từ các vùng khác vào.
B. đẩy mạnh thâm canh để tăng năng suất và sản lượng lúa.
C. mở rộng diện tích đất hoang trồng lương thực.
D. quy hoạch lại các loại đất sản xuất.
Câu 10:
Các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta thường gắn liền với các khu công nghiệp chế biến nên có tác động nào dưới đây?
A. Tạo thêm nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
B. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
C. Khai thác tốt tiềm năng về đất đai khí hậu của mỗi vùng.
D. Dễ thực hiện cơ giới hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá.
Câu 11:
Hình thành các vùng chuyên canh đã thể hiện điều gì dưới đây?
A. sự phân bố cây trồng cho phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
B. sự khai thác có hiệu quả hơn nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.
C. cơ cấu cây trồng đang được đa dạng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
D. sự thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp.
Câu 12:
Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA, NĂM 2005 VÀ NĂM 2016 (Đơn vị: Nghìn tấn)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô sản lượng lúa và cơ cấu của nó phân theo mùa vụ năm 2005 và năm 2016, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Kết hợp.
B. Cột.
C. Miền.
D. Tròn.
Câu 13:
Trong thời gian qua, đàn trâu ở nước ta không tăng mà có xu hướng giảm, nguyên nhân chính là do
A. Nuôi trâu hiệu quả kinh tế không cao bằng nuôi bò.
B. Đàn trâu bị chết nhiều do dịch lở mồm nong móng.
C. Điều kiện khí hậu không thích hợp cho trâu phát triển.
D. Nhu cầu sức kéo giảm và dân ta ít có tập quán ăn thịt trâu.
Câu 1:
Nguyên nhân chính dẫn đến trình độ thâm canh cao ở Đồng bằng sông Hồng là
A. Đất chật người đông, nhu cầu lương thực lớn.
B. Để giải quyết tình trạng thất nghiệp.
C. Do đất đai ở đây sớm bạc màu.
D. Để có đủ thức ăn cho chăn nuôi.
Câu 2:
Khó khăn lớn nhất trong việc xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của nước ta trong giai đoạn hiện nay là
A. giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thấp.
B. nguồn thức ăn cho chăn nuôi chưa được đảm bảo.
C. công tác kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được chú ý đúng mức.
D. giá thành sản phẩm còn cao.
Câu 3:
Điều kiện quan trọng nhất thúc đẩy ngành chăn nuôi ở nước ta phát triển là
A. Cơ sở thức ăn đảm bảo tốt.
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm.
C. Nhiều giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao.
D. Dịch vụ thú ý phát triển.
Câu 4:
Đàn lợn nước ta tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long vì
A. Đây là hai đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng, khí hậu ôn hòa.
B. Các dịch vụ về giống, thú y được đảm bảo.
C. Nguồn thức ăn dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
D. Các cơ sở công nghiệp chế biến thịt phát triển.
Câu 5:
Đàn gia cầm ở nước ta có xu hướng không ngừng tăng lên chủ yếu là do
A. có nguồn thức ăn dồi dào từ ngành trồng trọt.
B. nhu cầu thịt, trứng cho tiêu dùng ngày càng tăng.
C. dịch vụ thú y được chú trọng phát triển.
D. chính sách phát triển chăn nuôi của Nhà nước.
Câu 6:
Hạn chế chủ yếu của sản phẩm xuất khẩu ngành chăn nuôi nước ta hiện nay là
A. Chưa đảm bảo quy chuẩn quốc tế.
B. Giá thành sản phẩm chăn nuôi còn cao.
C. Giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thấp.
D. Chủ yếu là sản phẩm từ gia súc lớn.
Câu 7:
Cây công nghiệp lâu năm ở nước ta đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp là do
A. Năng suất cao hơn cây công nghiệp hằng năm, trồng và chế biến giúp thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.
B. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp lâu năm, giá trị sản xuất và thời gian thu hoạch cao hơn nhiều cây công nghiệp hằng năm.
C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu thu ngoại tệ, trồng và chế biến thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.
D. Giá trị sản xuất cao hơn nhiều cây công nghiệp hằng năm, có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mòn, ô nhiễm môi trường, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 8:
Nguyên nhân nào sau đây làm cho cây công nghiệp lâu năm ở nước ta có vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp?
A. Năng suất cao hơn cây công nghiệp hằng năm.
B. Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp lâu năm.
C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
D. Giá trị sản xuất cao hơn nhiều cây công nghiệp hằng năm.
Câu 9:
Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu phát triển đàn gia súc ở nước ta là
A. phát triển thêm các đồng cỏ.
B. đảm bảo lương thực vùng chăn nuôi.
C. đảm bảo chất lượng con giống.
D. phát triển dịch vụ thú y.
Câu 10:
Nhân tố nào dưới đây có ý nghĩa hàng đầu tạo nên những thành tựu to lớn của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay?
A. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được bảo đảm tốt hơn.
B. Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng.
C. Thú y phát triển đã ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
D. Nhiều giống gia súc gia cầm có chất lượng cao được nhập nội.
Câu 11:
Nguyên nhân chính làm cho ngành chăn nuôi trâu ở nước ta giảm nhanh về số lượng là
A. Hiệu quả kinh tế thấp.
B. Đồng cỏ hẹp.
C. Nhu cầu về sức kéo giảm.
D. Không thích hợp với khí hậu.
Câu 12:
Tại sao ở nước ta, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp?
A. Cơ sở thức ăn chưa được đảm bảo.
B. Người dân chưa có kinh nghiệm.
C. Đông dân, nhu cầu lương thực cao.
D. Dịch vụ giống, thú ý chưa tiến bộ.
Câu 13:
Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NƯỚC NĂM 2000 – 2015
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Biểu đồ nào dưới đây thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1990 – 2015?
A. Cột.
B. Đường.
C. Miền.
D. Tròn.
Câu 1:
Trong tổng giá trị sản xuất của nông nghiệp, ngành trồng trọt chiếm (%)
A. 72.
B. 73.
C. 74.
D. 75.
Câu 2:
Xu hướng nào sau đây đúng với sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt từ năm 1990 đến năm 2005?
A. Cây lương thực giảm, cây công nghiệp tăng.
B. Cây công nghiệp giảm, cây rau đậu tăng.
C. Cây rau đậu giảm, cây ăn quả tăng.
D. Cây ăn quả giảm, cây lương thực tăng.
Câu 3:
Xu hướng nào sau đây đúng với sự thay đổi tỉ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt từ năm 1990 đến năm 2005?
A. Cây lương thực tăng.
B. Cây công nghiệp tăng.
C. Cây ăn quả tăng.
D. Cây khác tăng.
Câu 4:
Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2005, xếp từ cao xuống thấp theo thứ tự về giá trị sản xuất là
A. Cây lương thực, cây rau đậu, cây công nghiệp, cây ăn quả.
B. Cây lương thực, cây rau đậu, cây ăn quả, cây công nghiệp.
C. Cây lương thực, cây rau đậu, cây ăn quả, cây công nghiệp.
D. Cây lương thực, cây công nghiệp, cây rau đậu, cây ăn quả.
Câu 5:
Sự thay đổi tỉ trọng của các nhóm cây trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt từ năm 1990 đến 2005 là
A. Cây lương thực, rau đậu và cây khác giảm tỉ trọng; cây công nghiệp, cây ăn quả có tỉ trọng tăng rất nhanh.
B. Cây lương thực, cây ăn quả, rau đậu và cây khác giảm tỉ trọng; cây công nghiệp có tỉ trọng tăng rất nhanh.
C. Cây lương thực và cây khác giảm tỉ trọng; cây ăn quả, rau đậu, cây công nghiệp có tỉ trọng tăng rất nhanh.
D. Cây lương thực, cây ăn quả và cây khác giảm tỉ trọng; cây công nghiệp, rau đậu có tỉ trọng tăng rất nhanh.
Câu 6:
Xu hướng nào sau đây đúng với sự thay đổi tỉ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt từ năm 1990 đến năm 2005?
A. Cây lương thực giảm.
B. Cây công nghiệp giảm.
C. Cây rau đậu giảm.
D. Cây khác tăng.
Câu 7:
Ở nước ta, mục đích chủ yếu của sản xuất lương thực không phải nhằm vào
A. Đảm bảo lương thực cho nhân dân.
B. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
C. Nguồn hàng cho xuất khẩu.
D. Nguyên liệu cho công nghiệp.
Câu 8:
Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực ở nước ta không phải là
A. Tài nguyên đất đa dạng, phong phú.
B. Tài nguyên nước dồi dào, rộng khắp.
C. Cán cân bức xạ quanh năm dương.
D. Chính sách phát triển phù hợp.
Câu 9:
Khó khăn đối với sản xuất lương thực của nước ta không phải là
A. Bão lụt.
B. Động đất.
C. Hạn hán.
D. Sâu bệnh.
Câu 10:
Đặc điểm chủ yếu của ngành trồng cây lương thực trong những năm qua là
A. Các loại cây màu lương thực có diện tích tăng nhanh.
B. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tăng mạnh.
C. Cơ cấu mùa vụ lúa thống nhất trong cả nước.
D. Tất cả các loại màu lương thực đã trở thành các cây hàng hoá.
Câu 11:
Khó khăn chủ yếu đối với sản xuất lương thực ở nước ta không phải là
A. Môi trường ô nhiễm.
B. Bão, lụt.
C. Hạn hán.
D. Sâu bệnh.
Câu 12:
Trong những năm qua, sản xuất lương thực phát triển theo xu hướng
A. Diện tích trồng hoa màu tăng rất nhanh.
B. Sản lượng lúa tăng mạnh.
C. Năng suất lúa không tăng.
D. Màu lương thực đã được xuất khẩu nhiều.
Câu 13:
Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng, chủ yếu do
A. Đẩy mạnh thâm canh.
B. Áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh.
C. Đẩy mạnh xen canh, tăng vụ.
D. Mở rộng diện tích canh tác.
Câu 14:
Biện pháp nào sau đây không ảnh hưởng đến tăng diện tích trồng lúa ở nước ta hiện nay?
A. Khai hoang.
B. Tăng vụ.
C. Cải tạo đất.
D. Tăng năng suất.
Câu 15:
Biện pháp làm cho năng suất lúa tăng nhanh là
A. Khai hoang, tăng vụ trong năm.
B. Thâm canh, sử dụng đại trà các giống mới.
C. Cải tạo đất, tăng vụ trong năm.
D. Thâm canh, khai hoang.
Câu 16:
Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành trồng lúa của nước ta hiện nay?
A. Sản lượng lúa tăng nhanh, đạt trên dưới 36 triệu tấn.
B. Bình quân lương thực trên đầu người hơn 470kg/năm.
C. Trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới.
D. Sản xuất vẫn không đảm bảo đủ nhu cầu lương thực trong nước.
Câu 17:
Đồng bằng sông Hồng là vùng
A. Sản xuất lương thực lớn nhất nước.
B. Có năng suất lúa cao nhất nước.
C. Có bình quân lương thực đầu người trên 1.000 kg/năm.
D. Chiếm trên 50% diện tích trồng lúa cả nước.
Câu 18:
Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành trồng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Đóng góp phần lớn lượng gạo xuất khẩu của cả nước.
B. Là vùng trồng lúa lớn thứ hai cả nước.
C. Bình quân lương thực đầu người cao nhất cả nước.
D. Chiếm trên 50% sản lượng lúa của cả nước.
Câu 19:
Vùng có mức lương thực bình quân đầu người cao nhất cả nước là
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ.
D. Duyên hải miền Trung.
Câu 20:
Vùng có năng suất lúa cao nhất ở nước ta là
A. Đồng bằng duyên hải miền Trung.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Các đồng bằng giữa núi và ở trung du.
Câu 21:
Điều kiện kinh tế - xã hội nào sau đây thuận lợi cho sản xuất cây công nghiệp ở nước ta?
A. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm; có cả cận nhiệt, cận xích đạo.
B. Có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.
C. Có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp.
D. Có nhiều giống cây công nghiệp thích hợp với điều kiện sinh thái.
Câu 22:
Trong thời gian gần đây, cây công nghiệp lâu năm ở nước ta được phát triển mạnh mẽ chủ yếu do
A. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
B. Đất đai thích hợp.
C. Thị trường mở rộng.
D. Lao động dồi dào.
Câu 23:
Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp ở nước ta là
A. Nguồn lao động dồi dào.
B. Mạng lưới cơ sở chế biến phát triển.
C. Đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.
D. Thị trường ngoài nước được mở rộng.
Câu 24:
Khó khăn lớn nhất đối với phát triển cây công nghiệp ở nước ta là
A. Thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.
B. Đất đai bị xâm thực, xói mòn, bạc màu.
C. Thị trường thế giới có nhiều biến động.
D. Biến đổi khí hậu tác động xấu đến cây công nghiệp.
Câu 25:
Khó khăn lớn nhất đối vói phát triển cây công nghiệp lâu năm hiện nay ở nước ta là
A. Có một mùa khô hạn thiếu nước.
B. Giống cây trồng còn hạn chế.
C. Thị trường có nhiều biến động.
D. Việc vận chuyển còn nhiều khó khăn.
Câu 26:
Điều kiện nào sau đây không cần thiết đối với phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta?
A. Đất phù sa có diện tích rộng.
B. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
C. Nguồn lao động dồi dào.
D. Cơ sở chế biến phát triển.
Câu 27:
Phát biểu nào sau đây không đúng với cây công nghiệp ở nước ta?
A. Chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới.
B. Có rất nhiều cây có nguồn gốc ôn đới.
C. Có một số cây có nguồn gốc cận nhiệt.
D. Có nhiều loại cây công nghiệp khác nhau.
Câu 28:
Nguyên nhân nào sau đây làm cho cây công nghiệp lâu năm ở nước ta đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp?
A. Năng suất cao hơn cây công nghiệp hàng năm.
B. Có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển.
C. Có nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm.
D. Giá trị sản xuất cao hơn nhiều cây công nghiệp hàng năm.
Câu 29:
Cây công nghiệp lâu năm của nước ta chủ yếu là
A. Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, mía.
B. Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, lạc.
C. Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.
D. Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, thuốc lá.
Câu 30:
Việt Nam đứng vị trí hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu
A. Cà phê, điều, cao su.
B. Cà phê, điều, hồ tiêu.
C. Cà phê, điều, dừa.
D. Cà phê, điều, chè.
Câu 31:
Cà phê được trồng chủ yếu ở vùng nào sau đây?
A. Tây Nguyên.
B. Đông Nam Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Tây Bắc.
Câu 32:
Cà phê được trồng chủ yếu ở trên loại đất nào sau đây?
A. Đất badan.
B. Đất xám bạc màu.
C. Đất đỏ đá vôi.
D. Đất phù sa.
Câu 33:
Cây cao su được trồng chủ yếu ở trên loại đất nào sau đây?
A. Đất phù sa và đất badan.
B. Đất đỏ đá vôi và đất xám bạc màu.
C. Đất badan và đất xám bạc màu.
D. Đất phù sa và đất xám bạc màu.
Câu 34:
Cao su không được phát triển ở nơi nào sau đây?
A. Đông Nam Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Duyên hải miền Trung.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 35:
Yếu tố tự nhiên nào quan trọng nhất dẫn đến sự khác nhau về phân bố cây chè và cây cao su ở nước ta?
A. Khí hậu.
B. Địa hình.
C. Đất đai.
D. Nguồn nước.
Câu 36:
Hồ tiêu được trồng chủ yếu ở
A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.
B. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
D. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 37:
Nơi nào sau đây trồng nhiều cây điều nhất nước ta?
A. Tây Nguyên.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 38:
Nơi nào sau đây trồng nhiều dừa nhất nước ta?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 39:
Nơi nào sau đây trồng được chè nhiều nhất nước ta?
A. Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
C. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
Câu 40:
Tỉnh nào sau đây ở Tây Nguyên trồng được nhiều chè nhất?
A. Gia Lai.
B. Đắk Lắk.
C. Đắk Nông.
D. Lâm Đồng.
Câu 41:
Các cây công nghiệp hàng năm ở nước ta chủ yếu là
A. Mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, dừa.
B. Mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, hồ tiêu, thuốc lá.
C. Mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá.
D. Mía, lạc, đậu tương, bông, đay, chè, dâu tằm, thuốc lá.
Câu 42:
Vùng nào sau đây không phải là vùng phát triển chuyên canh mía đường?
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Duyên hải miền Trung.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 43:
Cây lạc không được trồng nhiều ở nơi nào sau đây?
A. Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.
B. Đông Nam Bộ.
C. Đắk Lắk.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 44:
Đậu tương được trồng nhiều ở
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Cà Mau.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đắk Lắk, Đồng Tháp.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Kon Tum, Bạc Liêu.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Kiên Giang.
Câu 45:
Vùng trồng đay truyền thống là ở
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 46:
Vùng trồng cói lớn nhất là ven biển
A. Nam Định, Thái Bình.
B. Thái Bình, Ninh Bình.
C. Ninh Bình, Thanh Hoá.
D. Thanh Hoá, Nam Định.
Câu 47:
Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất là
A. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Hồng và Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Câu 48:
Tỉnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng nhiều cây ăn quả là
A. Tuyên Quang.
B. Lào Cai.
C. Bắc Giang.
D. Lạng Sơn.
Câu 49:
Vụ đông đã trở thành vụ chính của vùng
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 50:
Cây rau màu ôn đới được trồng ở Đồng bằng sông Hồng vào vụ
A. Đông xuân.
B. Đông.
C. Hè thu.
D. Mùa.
Câu 51:
Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2005, tỉ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm (%)
A. 23.
B. 24.
C. 25.
D. 26.
Câu 52:
Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay?
A. Tỉ trọng trong giá trị sản xuất nông nghiệp từng bước tăng khá vững chắc.
B. Xu hướng nổi bật là tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá.
C. Giá trị các sản phẩm không qua giết thịt chiếm tỉ trọng ngày càng cao.
D. Hiệu quả chăn nuôi đã đạt được ở mức độ cao và ổn định.
Câu 53:
Cơ sở thức ăn tự nhiên cho chăn nuôi ở nước ta được đảm bảo tốt hơn nhiều, từ
A. Hoa màu lương thực.
B. Đồng cỏ tự nhiên.
C. Phụ phẩm của thuỷ sản.
D. Thức ăn chế biến công nghiệp.
Câu 54:
Phát biểu nào sau đây nói về điều kiện chăn nuôi nước ta?
A. Các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.
B. Xu hướng chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp được phát triển.
C. Giá trị các sản phẩm không qua giết thịt chiếm tỉ trọng ngày càng cao.
D. Tỉ trọng trong giá trị sản xuất nông nghiệp từng bước tăng khá vững chắc.
Câu 55:
Khó khăn của chăn nuôi nước ta hiện nay không phải là
A. Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao vẫn còn ít.
B. Chất lượng giống gia súc, gia cầm chưa cao.
C. Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn đe dọa lan tràn trên diện rộng.
D. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật còn rất ít.
Câu 56:
Nguyên nhân làm cho hiệu quả chăn nuôi của nước ta chưa thật cao và chưa ổn định không phải là
A. Giá cả sản phẩm chăn nuôi trên thị trường cao.
B. Chất lượng nguồn thức ăn kém.
C. Hình thức chăn nuôi cổ truyền là chủ yếu.
D. Dịch bệnh bùng phát.
Câu 57:
Xu hướng mới trong phát triển ngành chăn nuôi hiện nay không phải là
A. Chăn nuôi chủ yếu lấy sức kéo và phân bón cho trồng trọt.
B. Các sản phẩm trứng, sữa chiếm tỉ trọng giá trị sản xuất ngày càng cao.
C. Tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá.
D. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
Câu 58:
Đối với ngành chăn nuôi, khó khăn nào sau đây đã được khắc phục?
A. Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm đe dọa lan tràn trên diện rộng.
B. Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và chưa ổn định.
C. Giống gia súc, gia cầm cho năng suất vẫn thấp.
D. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi không được bảo đảm.
Câu 59:
Các loại vật nuôi nào sau đây ở nước ta được nuôi chủ yếu đế lấy thịt?
A. Lợn, gia cầm.
B. Gia cầm, trâu.
C. Trâu, bò.
D. Bò, ngựa.
Câu 60:
Ở nước ta hiện nay, vật nuôi giữ vai trò số 1 trong việc cung cấp thịt là
A. Gia cầm.
B. Trâu.
C. Lợn.
D. Bò.
Câu 61:
Cho đến nay, trong sản lượng thịt của chăn nuôi ở nước ta, sản lượng thịt các loại của đàn lợn chiếm
A. 1/2.
B. 2/3.
C. 3/4.
D. 4/5.
Câu 62:
Phát biểu nào sau đây không đúng với chăn nuôi gia cầm ở nước ta hiện nay?
A. Là một trong số nguồn cung cấp thịt chủ yếu.
B. Chăn nuôi gia cầm tăng mạnh với tổng đàn lớn.
C. Tổng đàn gia cầm bị giảm khi có dịch bệnh.
D. Sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu ra nước ngoài.
Câu 63:
Chăn nuôi gia cầm ở nước ta tăng mạnh, chủ yếu nhờ vào
A. Cơ sở thức ăn được đảm bảo.
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. Nhiều giống cho năng suất cao.
D. Nguồn lao động dồi dào.
Câu 64:
Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 65:
Nơi nào sau đây phát triển mạnh chăn nuôi gà công nghiệp?
A. Các tỉnh giáp thành phố lớn và ở vùng trồng cây lương thực.
B. Vùng trồng cây lương thực và nơi có công nghiệp chế biến thực phẩm.
C. Các tỉnh giáp thành phố lớn và địa phương có cơ sở công nghiệp chế biến thịt.
D. Địa phương có cơ sở công nghiệp chế biến thịt và vùng trồng cây hoa màu.
Câu 66:
Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều ở các đồng bằng lớn ở nước ta?
A. Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt.
B. Có nhiều mặt bằng để tập trung chuồng trại.
C. Có nhiều cơ sở công nghiệp chế biến thịt.
D. Nhu cầu thịt, trứng của dân cư lớn.
Câu 67:
Chăn nuôi trâu, bò, ngựa chủ yếu dựa vào
A. Hoa mùa lương thực.
B. Đồng cỏ tự nhiên.
C. Phụ phẩm của ngành thuỷ sản.
D. Thức ăn chế biến công nghiệp.
Câu 68:
Phát biểu nào sau đây không đúng với chăn nuôi gia súc ăn cỏ ở nước ta hiện nay?
A. Chủ yếu dựa vào các đồng cỏ tự nhiên.
B. Đàn bò có xu hướng tăng mạnh.
C. Đàn trâu ổn định.
D. Chủ yếu lấy sức kéo cho nông nghiệp.
Câu 69:
Yếu tố quan trọng đầu tiên trong việc đẩy mạnh chăn nuôi gia súc theo quy mô lớn là
A.Tăng cường nguồn thức ăn chế biến tổng hợp.
B. Mở rộng và cải tạo các đồng cỏ.
C. Tận dụng các phụ phẩm của lương thực hoa màu.
D. Lai tạo giống và đảm bảo dịch vụ thú y.
Câu 70:
Vùng nào sau đây nuôi trâu nhiều nhất nước ta?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 71:
Bò được nuôi nhiều nhất ở
A. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
B. Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 72:
Chăn nuôi bò sữa đã phát triển khá mạnh ở ven
A. TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
B. TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt.
C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
D. Hà Nội, Đà Nẵng.
Câu 73:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với sản xuất nông nghiệp của nước ta?
1) Diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn hơn nhiều cây công nghiệp hàng năm.
2) Giá trị sản xuất của cây lương thực lớn đứng đầu trong các loại cây.
3) Sản lượng thịt lợn đứng đầu trong các loại sản phẩm thịt.
4) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của nhóm cây công nghiệp thấp nhất.
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
Câu 74:
Trong điều kiện sản xuất hàng hoá, đầu ra chủ yếu của nông nghiệp phải là
A. Sản phẩm đã qua chế biến.
B. Nông sản nguyên liệu chưa qua chế biến.
C. Sản phẩm sơ chế và nông sản chưa qua chế biến.
D. Cả nông sản chưa qua chế biến và sản phẩm đã qua chế biến.
Câu 1:
Vai trò của sản xuất lương thực không phải là
A. Đảm bảo lương thực cho nhân dân.
B. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
C. Cung cấp lâm sản.
D. Cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu.
Câu 2:
Vùng nào sau đây có năng suất lúa cao nhất cả nước?
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng ven biển miền Trung.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 3:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết cây cà phê được trồng chủ yếu ở vùng nào?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đông Nam Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Tây Nguyên.
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết đậu tương được trồng nhiều nhất ở vùng nào?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Tây Nguyên.
Câu 5:
Căn cứ vào vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh dẫn đầu về diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm ở nước ta là
A. Đắk Lắk.
B. Bình Phước.
C. Nghệ An.
D. Lâm Đồng.
Câu 6:
Cây ăn quả được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
A. Trung du và miền núi Bắc bộ và Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Câu 7:
Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành trồng lúa của đồng bằng sông Cửu Long?
A. Đóng góp phần lớn lượng gạo xuất khẩu của cả nước.
B. Là vùng trồng lúa lớn thứ 2 cả nước.
C. Bình quân lương thực đầu người cao nhất cả nước.
D. Chiếm trên 50% sản lượng lúa của cả nước.
Câu 8:
Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng, chủ yếu do
A. Đẩy mạnh thâm canh.
B. Áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh.
C. Đẩy mạnh xen canh, tăng vụ.
D. Mở rộng diện tích canh tác.
Câu 9:
Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực ở nước ta không phải là
A. tài nguyên đất đa dạng, phong phú.
B. tài nguyên nước dồi dào, rộng khắp.
C. cán cân bức xạ quanh năm dương.
D. chính sách phát triển phù hợp.
Câu 10:
Điều kiện kinh tế - xã hội nào sau đây thuận lợi cho sản xuất cây công nghiệp ở nước ta?
A. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có cả cận nhiệt, cận xích đạo.
B. Có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.
C. Có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp.
D. Có nhiều giống cây công nghiệp thích hợp với điều kiện sinh thái.
Câu 11:
Nguyên nhân chính dẫn đến trình độ thâm canh cao ở Đồng bằng sông Hồng là do
A. Đất chật người đông, nhu cầu lương thực lớn.
B. Để giải quyết tình trạng thất nghiệp.
C. Do đất đai ở đây sớm bạc màu.
D. Để có đủ thức ăn cho chăn nuôi.
Câu 12:
Để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cây công nghiệp nước ta trên thị trường thế giới cần phải
A. Hoàn thiện công nghệ chế biến.
B. Có chính sách phát triển cây công nghiệp.
C. Mở rộng thị trường tiêu thụ.
D. Phát triển tốt hệ thống thủy lợi.
Câu 13:
Việc mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở vùng núi nước ta cần gắn liền với
A. Bảo vệ và phát triển rừng.
B. Vấn đề thuỷ lợi.
C. Sản xuất lương thực và thực phẩm.
D. Nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng dân cư.
Câu 14:
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 2000 – 2015
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1990 – 2015 là
A. Cột.
B. Đường.
C. Miền.
D. Tròn.
Câu 15:
Nguyên nhân nào sau đây làm cho cây công nghiệp lâu năm ở nước ta có vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp?
A. Năng suất cao hơn cây công nghiệp hằng năm.
B. Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp lâu năm.
C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
D. Giá trị sản xuất cao hơn nhiều cây công nghiệp hằng năm.