Bài tập Toán lớp 6 Bài 8: Quan hệ chia hết và tính chất gồm 20 câu trắc nghiệm có lời giải chi tiết sách Kết nối tri thức giúp học sinh biết cách làm các dạng bài tập Toán 6.
Bài tập Quan hệ chia hết và tính chất (có lời giải) - Kết nối tri thức Trắc nghiệm Toán lớp 6
Bài tập Toán lớp 6 Bài 8: Quan hệ chia hết và tính chất gồm 20 câu trắc nghiệm có lời giải chi tiết sách Kết nối tri thức
giúp học sinh biết cách làm các dạng bài tập Toán 6.
Dạng 1. Quan hệ chia hết và tính chất
Câu 1. Nếu x ⋮ 2 và y ⋮ 4 thì tổng x + y chia hết cho
A. 2
B. 4
C. 8
D. không xác định
Trả lời:
Ta có: x ⋮ 2; y ⋮ 4 ⇒ y ⋮ 2 ⇒ (x + y)⋮ 2
Đáp án: A
Câu 2. Nếu x ⋮ 12 và y ⋮ 8 thì hiệu x − y chia hết cho
A. 6
B. 3
C. 4
D. 12
Trả lời:
Ta có:
Vì x ⋮ 4; y ⋮ 4 ⇒ (x − y)⋮ 4x
Đáp án: C
Câu 3. Có bao nhiêu số tự nhiên nn để (n + 4)⋮ n ?
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Trả lời:
Vì n⋮n nên để (n + 4)⋮ n thì 4 ⋮ n suy ra n ∈ {1; 2; 4}
Vậy có ba giá trị của nn thỏa mãn điều kiện đề bài.
Đáp án: A
Câu 4. Nếu a không chia hết cho 2 và b chia hết cho 2 thì tổng a + b
A. chia hết cho 2
B. không chia hết cho 2
C. có tận cùng là 2
D. có tận cùng là 1; 3; 7; 9
Trả lời:
Theo tính chất 2: nếu a không chia hết cho 2 và b chia hết cho 2 thì a + b không chia hết cho 2.
Đáp án: B
Câu 5. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. 250⋮25
B. 51⋮7
C. 36⋮16
D. 48⋮18
Trả lời:
Ta có: 25.10 = 250 nên 250 ⋮ 25
Đáp án: A
Câu 6. 1560 : 15 bằng
A. 14
B. 104
C. 41
D. 401
Trả lời:
Vậy 1560 = 15.104. Hay thương của phép chia 1560 cho 15 là 104.
Đáp án: B
Câu 7. Khẳng định nào sau đây sai?
A. 199 ⋮̸ 2
B. 199 ⋮̸ 3
C. 199 ⋮̸ 7
D.199 ⋮ 11
Trả lời:
199 đều không chia hết cho 2, 3, 7 và 11 nên 199 ⋮̸ 11
Đáp án: D
Câu 8. Cho a ⋮ m và b ⋮ m và c ⋮ m với m là số tự nhiên khác 0. Các số a, b, c là số tự nhiên tùy ý.
Khẳng định nào sau đây chưa đúng?
A. (a + b)⋮ m
B. (a − b)⋮ m
C. (a + b + c)⋮ m
D. (b + c)⋮m
Trả lời:
(a − b)⋮ m sai vì thiếu điều kiện a ≥ b
Đáp án: B
Câu 9. Chọn câu sai.
A. 49 + 105 + 399 chia hết cho 7
B. 84 + 48 + 120 không chia hết cho 8
C. 18 + 54 + 12 chia hết cho 9
D. 18 + 54 + 12 không chia hết cho 9
Trả lời:
+) Vì 49⋮7; 105⋮7; 399⋮7 ⇒ (49 + 105 + 399)⋮ 7 ( theo tính chất 1) nên A đúng
+) Vì 48⋮8; 120⋮8 mà 84 không chia hết cho 8 nên 84 + 48 + 120 không chia hết cho 8 nên B đúng
+) Vì 18⋮9; 54⋮9 mà 12 không chia hết cho 9 nên 18 + 54 + 12 không chia hết cho 9 nên C sai, D đúng.
Đáp án: C
Câu 10. Cho tổng A = 12 + 14 + 16 + x; x là số tự nhiên. Để A không chia hết cho 2 thì:
A. x = 199
B. x = 198
C. x = 1000
D. x = 50054
Trả lời:
Do 12⋮2; 14⋮2; 16⋮2 nên để A ⋮̸ 2 thì x ⋮̸ 2
⇒ x ∈ {1; 3; 5; 7;…} là các số lẻ.
Đáp án: A
Dạng 2. Các dạng toán về quan hệ chia hết và tính chất
Câu 1. Có bao nhiêu số tự nhiên n để (n + 7)⋮(n + 2) ?
A. 3
B. 2
C. 1
D. 0
Trả lời:
Vì: (n + 2)⋮(n + 2) nên theo tính chất 1 để (n + 7)⋮(n + 2) thì:
[(n + 7) – (n + 2)]⋮(n + 2) hay 5⋮(n + 2)
Suy ra (n + 2) ∈ {1; 5}
Vì n + 2 ≥ 2 ⇒ n + 2 = 5 ⇒ n = 5 – 2 = 3
Vậy n = 3
Vậy có một số tự nhiên n thỏa mãn yêu cầu.
Đáp án: C
Câu 2. Chọn câu sai.
A. Tổng ba số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 3
B. Tổng bốn số tự nhiên liên tiếp không chia hết cho 4
C. Tổng năm số tự nhiên chẵn liên tiếp chia hết cho 10
D. Tổng bốn số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 4
Trả lời:
+) Gọi ba số tự nhiên liên tiếp là n; n + 1; n + 2n (n ∈ N) thì tổng ba số tự nhiên liên tiếp là n + n + 1 + n + 2 = 3n + 3n . Vì 3⋮3 nên (3n + 3)⋮3 suy ra A đúng.
+) Gọi bốn số tự nhiên liên tiếp là n; n + 1; n + 2; n + 3 (n ∈ N) thì tổng bốn số tự nhiên liên tiếp là n + n + 1 + n + 2 + n + 4 = 4n + 7. Vì 4⋮3; 7⋮̸ 4 nên (4n + 7) ⋮̸ 4 suy ra B đúng, D sai.
+) Gọi năm số tự nhiên chẵn liên tiếp là 2n; 2n + 2; 2n + 4;2n + 6; 2n + 8
(n ∈ N) thì tổng năm số tự nhiên chẵn liên tiếp là