X

Lý thuyết Toán 7 Cánh diều

Tam giác cân (Lý thuyết Toán lớp 7) - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với tóm tắt lý thuyết Toán 7 Bài 7: Tam giác cân hay nhất, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh lớp 7 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 7.

Tam giác cân (Lý thuyết Toán lớp 7) - Cánh diều

Lý thuyết Tam giác cân

1. Định nghĩa

Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau.

Tam giác cân (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

Cho tam giác cân ABC có AB = AC. Khi đó, ta gọi:

• Tam giác ABC là tam giác cân tại A;

• AB, AC là các cạnh bên và BC là cạnh đáy;

B^, C^ là các góc ở đáy và A^ là góc ở đỉnh.

Ví dụ: Tam giác DEF như hình vẽ.

Tam giác cân (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

Tam giác DEF là tam giác cân không? Vì sao? Nếu là tam giác cân hãy nêu các cạnh bên, cạnh đáy, các góc ở đáy và góc ở đỉnh của tam giác.

Hướng dẫn giải:

+ Quan sát hình vẽ ta thấy DE = DF = 8 cm

Xét ∆DEF ta có: DE = DF = 8 cm

Nên ∆DEF cân tại D

Vậy ∆DEF là tam giác cân tại D.

+ Tam giác DEF cân tại D có:

• DE, DF là các cạnh bên và EF là cạnh đáy;

E^, F^ là các góc ở đáy và D^ là góc ở đỉnh.

2. Tính chất

Trong một tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau.

Ví dụ:

Cho ∆ABC cân tại A có B^=C^ (hình 2)

Tam giác cân (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

Ví dụ: Cho ∆MNP có MN = MP.

a) Chứng minh N^=P^.

b) Giả sử M^=80°. Tính số đo góc N và góc P.

Hướng dẫn giải

Tam giác cân (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

a) Vì ∆MNP có MN = MP nên ∆MNP cân tại M

Do đó N^=P^ (tính chất tam giác cân)

Vậy N^=P^

b) ∆MNP có M^+N^+P^=180° (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

M^=80° nên ta có: 80°+N^+P^=180°

Hay N^+P^=180°80°=100° (1)

Theo phần a ta có: N^=P^ (2)

Từ (1) và (2) ta có: N^=P^=100°2=50°

Vậy N^=P^=50°.

Chú ý:

+ Tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng nhau được gọi là tam giác vuông cân.

+ Trong tam giác vuông cân, mỗi góc ở đáy bằng 45°.

Ví dụ:

∆ABC vuông cân tại A (hình vẽ bên dưới) có: AB = ACB^=C^=45°

Tam giác cân (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

3. Dấu hiệu nhận biết

– Nếu một tam giác có hai cạnh bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân.

– Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân.

Chú ý:

+ Tam giác có ba cạnh bằng nhau là tam giác đều.

+ Tam giác cân có một góc bằng 60° là tam giác đều.

Ví dụ: Cho tam giác ABC như hình vẽ dưới đây.

Tam giác cân (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

Chứng minh tam giác ABC cân tại A.

Hướng dẫn giải

Xét ∆ABC có: A^+B^+C^=180°(định lí tổng ba góc trong một tam giác)

Hay 120°+30°+C^=180°

Suy ra: C^=180°120°30°=30°

Xét ∆ABC có B^=C^=30°

Do đó ∆ABC cân tại A (dấu hiệu nhận biết)

Vậy ∆ABC cân tại A.

Ví dụ: Cho tam giác DEF có DE = DF.

a) Chứng minh: ∆DEF cân tại D.

b) Giả sử D^=60°. Chứng minh: ∆DEF là tam giác đều.

Hướng dẫn giải:

Tam giác cân (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

a) Vì ∆DEF có DE = DF nên ∆DEF cân tại D

Vậy ∆DEF cân tại D.

b) Theo phần a ta có: ∆DEF cân tại D

Lại có D^=60°

Do đó tam giác DEF là tam giác đều.

4. Vẽ tam giác cân

Ví dụ: Dùng thước thẳng (có chia đơn vị) và compa vẽ tam giác HEG cân tại H có cạnh bên HE = HG = a

Để vẽ tam giác HEG, ta làm theo các bước:

– Bước 1: Vẽ đoạn thẳng EG.

Tam giác cân (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

– Bước 2: Vẽ cung tròn tâm E bán kính a và cung tròn tâm G bán kính a. Hai cung tròn cắt nhau tại H.

Tam giác cân (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

– Bước 3: Vẽ các đoạn HE, HG. Ta nhận được tam giác HEG cân tại H.

Tam giác cân (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

Bài tập Tam giác cân

Tam giác cân (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

Hướng dẫn giải

- Hình a):

Xét ∆ABE có AB = AE nên ∆ABE cân tại A

∆ABE cân tại A có B^=60° nên ∆ABE là tam giác đều.

Do ∆ABE đều nên E^=60°

Xét ∆ABC và ∆AED có:

AB = AE (giả thiết),

B^=C^ (= 60°),

BC = ED (giả thiết)

Do đó ∆ABC = ∆AED (c.g.c)

Suy ra: AC = AD (hai cạnh tương ứng)

∆ACD có AC = AD nên ∆ACD cân tại A.

Vậy hình a) có tam giác đều ABE và tam giác ACD cân tại A.

- Hình b):

∆NQP có: QNP^+NQP^+P^=180°(định lí tổng ba góc trong một tam giác)

Hay 36°+72°+P^=180°

Suy ra: P^=180°36°72°=72°

Xét ∆NQP có NQP^=P^=72° nên ∆NQP cân tại N

Ta có MNP^=MNQ^+QNP^=36°+36°=72°

Xét ∆MNP có MNP^=P^=72°nên ∆MNP cân tại M

∆MNP có: M^+MNP^+MPN^=180°(định lí tổng ba góc trong một tam giác)

Hay M^=180°72°72°=36°

Xét ∆MQN có: M^=MNQ^=36° nên tam giác MQN cân tại Q.

Vậy hình b) có 3 tam giác cân là: ∆MNP cân tại M, ∆MNQ cân tại Q, ∆NPQ cân tại N.

- Hình c)

∆GIH có IGH^+H^+HIG^=180° (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

Hay IGH^=180°H^GIH^=180°45°45°=90°

Xét ∆IGH có GIH^=H^=45° nên ∆IGH cân tại G

∆IGH cân tại G có IGH^=90° nên ∆IGH vuông cân tại G

Xét ∆KGI và ∆HIG có:

KG = HI (giả thiết),

KGI^=HIG^=45°,

GI là cạnh chung

Do đó ∆KGI = ∆HIG (c.g.c)

Suy ra KIG^=HGI^=90°(hai góc tương ứng bằng nhau)

K^=H^=45°(hai góc tương ứng bằng nhau)

Xét ∆IKG có K^=IGK^=45° nên ∆IKG cân tại I

∆IKG cân tại I có KIG^=90° nên ∆IKG vuông cân tại I.

Vậy hình c) có hai tam giác vuông cân là ∆GIH vuông cân tại G, ∆IKG vuông cân tại I.

Bài 2. Tìm số đo x trên hình vẽ sau:

Tam giác cân (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

Hướng dẫn giải

Xét tam giác ABC có AB = AC nên tam giác ABC cân tại A.

Lại có BAC^=60° nên ∆ABC đều.

Do đó ACB^=60°

Xét ∆CAD có CA = CD nên tam giác CAD cân tại C

Do đó CAD^=D^=x (tính chất tam giác cân)

Tam giác CAD có: ACB^=CAD^+CDA^ (góc ngoài của một tam giác)

Hay 60° = x + x

2x = 60°

x = 60° : 2 = 30°

Vậy x = 30°.

Bài 3. Cho ABC có các tia phân giác trong của góc B và góc C cắt nhau tại I.

Qua I kẻ đường thẳng song song với BC cắt AB, AC lần lượt tại M, N. Chứng minh rằng MN = MB + NC.

Hướng dẫn giải

Tam giác cân (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

Vì MN//BC nên I^1=B^1( hai góc ở vị trí so le trong) (1)

I^2=C^1 (hai góc ở vị trí so le trong) (2)

Theo bài ra ta có: BI là tia phân giác của MBC^

Do đó B^1=B^2 (3)

Từ (1) và (3) suy ra I^1=B^2

I^1=B^2 nên tam giác MIB cân tại M.

Nên ta có MB = MI.

Do CI là tia phân giác của NCB^ nên C^1=C^2 (4)

Từ (2) và (4) ta có: I^2=C^1

Vì vậy tam giác NIC cân tại N.

Nên ta có NI = NC

Ta có I nằm giữa M và N nên MN = MI + IN

Hay MN = MB + NC (vì MB = MI; NI = NC).

Vậy MN = MB + NC.

Bài 4. Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC). Tia phân giác góc A cắt BC tại D. Qua D kẻ đường thẳng vuông góc với BC tại D, cắt AC tại E. Trên AB lấy điểm F sao cho AE = AF. Chứng minh:

a) ABC^=DEC^;

b) ∆DBF là tam giác cân;

c) DB = DE.

Hướng dẫn giải:

Tam giác cân (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

a) Xét ∆ABC vuông tại A có: ABC^+ACB^=90° (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau) (1)

Xét ∆DEC vuông tại D có: DEC^+DCE^=90° (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau)

Hay DEC^+ACB^=90° (2)

Từ (1) và (2) suy ra: ABC^=DEC^

Vậy ABC^=DEC^.

b) Xét ∆DFA và ∆DEA có:

AF = AE (giả thiết),

DAF^=DAE^(vì AD là phân giác của BAC^),

DA là cạnh chung

Suy ra ∆DFA = ∆DEA (c.g.c)

Suy ra DFA^=DEA^ (hai góc tương ứng) (3)

Ta có DFA^+DFB^=180° (hai góc kề bù) (4)

Ta lại có: DEA^+DEC^=180° (hai góc kề bù) (5)

Từ (3); (4) và (5) suy ra DFB^=DEC^

Mà theo phần a: ABC^=DEC^

Do đó ABC^=DFB^ hay FBD^=DFB^

Suy ra ∆DBF cân tại D

Vậy ∆DBF cân tại D.

c) Theo phần b ta có: ∆DBF cân tại D

Suy ra DB = DF (tính chất tam giác cân) (6)

Ta lại có ∆DFA = ∆DEA (chứng minh phần a)

Do đó DF = DE (hai cạnh tương ứng) (7)

Từ (6) và (7) suy ra: DB = DE.

Vậy DB = DE.

Học tốt Tam giác cân

Các bài học để học tốt Tam giác cân Toán lớp 7 hay khác:

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: