X

Lý thuyết Toán 7 Cánh diều

Đường vuông góc và đường xiên (Lý thuyết Toán lớp 7) - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với tóm tắt lý thuyết Toán 7 Bài 8: Đường vuông góc và đường xiên hay nhất, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh lớp 7 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 7.

Đường vuông góc và đường xiên (Lý thuyết Toán lớp 7) - Cánh diều

Lý thuyết Đường vuông góc và đường xiên

1. Đường vuông góc và đường xiên

Đường vuông góc và đường xiên (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

Trong hình vẽ trên, ta gọi:

– Đoạn thẳng AH là đoạn vuông góc hay đường vuông góc kẻ từ điểm A đến đường thẳng d;

– Điểm H là chân của đường vuông góc hay hình chiếu của điểm A trên đường thẳng d;

– Độ dài đoạn thẳng AH là khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng d;

– Đoạn thẳng AB là một đường xiên kẻ từ điểm A đến đường thẳng d.

Ví dụ: Quan sát hình vẽ dưới đây:

Đường vuông góc và đường xiên (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

Hãy cho biết:

a) Hình chiếu của điểm A trên đường thẳng d; khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng BD bằng độ dài đoạn thẳng nào?

b) Đoạn thẳng nào là đường xiên kẻ từ điểm A đến đường thẳng d?

Hướng dẫn giải

a) Vì AH vuông góc với đường thẳng d tại H do đó:

Hình chiếu của điểm A trên đường thẳng d là điểm H.

Khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng BD là AH = 5cm (do BD ≡ d).

b) Các đoạn thẳng AB; AC; AD là các đường xiên kẻ từ A đến đường thẳng d.

2. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên

– Trong các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ một điểm ở ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó, đường vuông góc là đường ngắn nhất.

Ví dụ: Qua điểm O nằm ngoài đường thẳng a kẻ đường thẳng vuông góc với đường thẳng a và cắt a tại B. Lấy hai điểm A và C nằm trên đường thẳng a và nằm về hai phía so với điểm B sao cho OAB^=60° ; OCB^=45°. So sánh độ dài các đoạn thẳng OA; OB; OC.

Hướng dẫn giải

Đường vuông góc và đường xiên (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

Vì OB là đường vuông góc kẻ từ điểm O đến đường thẳng a và OA; OC là các đường xiên kẻ từ O đến đường thẳng a nên OB là đoạn thẳng ngắn nhất

Do đó OB < OA; OB < OC (1)

Xét ∆OAC có OAC^>OCA^(vì 60° > 45°)

Suy ra: OC > OA (quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: OB < OA < OC.

Vậy OB < OA < OC.

Bài tập Đường vuông góc và đường xiên

Bài 1. Trong mỗi hình sau, chỉ ra các đường vuông góc, các đường xiên kẻ từ điểm C (hình a) và từ điểm D (hình b) (nếu có):

Đường vuông góc và đường xiên (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

Hướng dẫn giải

– Quan sát hình a ta có:

Đường vuông góc kẻ từ điểm C tới Ox là CA vì CA ⊥ Ox tại A;

Đường vuông góc kẻ từ điểm C tới Oy là CB vì CB ⊥ Oy tại B;

Đoạn thẳng CO là đường xiên kẻ từ điểm C đến tia Ox và tia Oy.

– Quan sát hình b ta có:

Đường vuông góc kẻ từ điểm D tới BA là DA vì DA ⊥ AB tại A;

Đường vuông góc kẻ từ điểm D tới BC là DN vì DN ⊥ BC tại N;

Đoạn thẳng DM là đường xiên kẻ từ D tới AB;

Đoạn thẳng DC là đường xiên kẻ từ D tới BC;

Đoạn thẳng DB là đường xiên kẻ từ D tới AB và BC.

Bài 2. Cho tam giác ABC có AH, BK, CL là các đường cao kẻ từ các đỉnh tương ứng. Chứng minh rằng: AH + BK + CL < AB + BC + CA.

Hướng dẫn giải:

Đường vuông góc và đường xiên (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

+) Ta có:

• AH là đường vuông góc;

• AB, AC là các đường xiên kẻ từ A tới BC.

Do đó AH < ABAH < AC nên AH + AH < AB + AC

Hay 2AH < AB + AC

Suy ra AH < 12(AB + AC) (1)

+) Ta có BK là đường vuông góc và BA, BC là các đường xiên kẻ từ B tới AC.

Do đó BK < BABK < BC nên 2BK < BA + BC

Suy ra BK < 12(BA + BC) (2)

+) Ta có CL là đường vuông góc và CB, CA là các đường xiên kẻ từ B tới AB.

Do đó CL < CACL < CB nên 2CL < CA + CB

Suy ra CL < 12(CA + CB) (3)

Từ (1) (2) và (3) suy ra:

AH + BK + CL < 12(AB + AC) + 12(BA + BC) + 12(CA + CB)

Suy ra AH + BK + CL < 12AB + 12AC + 12BA +12BC +12CA + 12CB

AH + BK + CL < 12AB + 12BA + 12BC + 12CB +12AC +12CA

Hay AH + BK + CL < AB + BC + CA.

Vậy AH + BK + CL < AB + BC + CA.

Bài 3.Cho ∆ABC vuông tại A, M là trung điểm của AC. Gọi D, E lần lượt là hình chiếu của A và C trên đường thẳng BM. So sánh BD + BE và 2AB.

Hướng dẫn giải

Đường vuông góc và đường xiên (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

Vì D, E lần lượt là hình chiếu của A và C trên đường thẳng BM

Nên AD ⊥ BM tại D suy ra ADM^=90°

Và CE ⊥ BM tại E suy ra CEM^=90°

Xét ∆ADM và ∆CEM có:

ADM^=CEM^=90°,

AM = CM (vì M là trung điểm của AC),

AMD^=CME^ (hai góc đối đỉnh).

Suy ra ∆ADM = ∆CEM (cạnh huyền – góc nhọn)

Do đó DM = EM (hai cạnh tương ứng)

Ta có: BD + BE

= BD + (BM + ME)

= (BD + ME) + BM

Mà DM = ME (chứng minh trên)

Nên BD + BE = (BD + DM) + BM

= BM + BM = 2BM (1)

Vì ∆ABM có BAM^=90° (do DABC vuông tại A) nên ∆ABM vuông tại A.

Suy ra BM > AB (vì trong tam giác vuông thì cạnh huyền là cạnh lớn nhất).

Hay 2BM > 2AB (2)

Từ (1) và (2) suy ra BD + BE = 2BM > 2AB.

Vậy BD + BE > 2AB.

Bài 4. Cho ∆ABC có C^=90° , AC < BC, kẻ CH ⊥ AB tại H. Trên các cạnh AB và AC lấy tương ứng hai điểm M và N sao cho BM = BC, CN = CH. Chứng minh rằng:

a) MN ⊥ AC;

b) AC + BC < AB + CH.

Hướng dẫn giải

Đường vuông góc và đường xiên (Lý thuyết Toán lớp 7) | Cánh diều

Xét ∆BMC có BM = BC (giả thiết) nên ∆BMC cân tại B.

Suy ra BMC^=BCM^ (tính chất tam giác cân) (1)

Vì CH ⊥ AB tại H nên ∆CHM vuông tại H.

Suy ra CMH^+MCH^=90° (trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°)

Hay MCH^+BMC^=90° (2)

Từ (1) và (2) suy ra MCH^+MCB^=90° (3)

Ta có NCM^+MCB^=90° (vì ∆ABC vuông tại C) (4)

Từ (3) và (4) suy ra: NCM^=MCH^

Xét ∆NCM và ∆HCM có:

CN = CH (giả thiết),

NCM^=MCH^ (chứng minh trên),

CM là cạnh chung.

Suy ra ∆NCM = ∆HCM (c.g.c)

Suy ra MNC^=MHC^=90° (hai góc tương ứng)

Do đó MN ⊥ AC tại N.

Vậy MN ⊥ AC.

b) Ta có AB + CH = AM + MB + CH

Mà BM = BC; CH = CN (giả thiết)

Do đó AB + CH = AM + BC + CN (5)

Theo phần a ta có: MN ⊥ AC tại N nên ∆ANM vuông tại N.

Do đó cạnh huyền AM là cạnh lớn nhất.

Suy ra AM > AN.

Hay AM + CN > AN + CN

Suy ra AM + CN > AC

Do đó AM + CN + BC > AC + BC (6)

Từ (5) và (6) suy ra: AB + CH > AC + BC

Vậy AC + BC < AB + CH.

Học tốt Đường vuông góc và đường xiên

Các bài học để học tốt Đường vuông góc và đường xiên Toán lớp 7 hay khác:

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: