Bài tập muối tác dụng với bazơ và cách giải
Bài tập muối tác dụng với bazơ và cách giải
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bài tập muối tác dụng với bazơ và cách giải môn Hoá học lớp 9 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Hóa 9.
I. Lý thuyết và phương pháp giải:
- Phản ứng giữa dung dịch bazơ và dung dịch muối là phản ứng trao đổi.
- Phương trình phản ứng hóa học tổng quát:
Muối + bazơ → muối mới + bazơ mới
Ví dụ: FeCl2 + 2KOH → 2KCl + Fe(OH)2↓
Lưu ý:
- Điều kiện xảy ra phản ứng:
+ Chất tham gia phản ứng phải tan.
+ Sản phẩm thường có kết tủa tạo thành.
- Phản ứng đặc biệt của Al(OH)3 khi tác dụng với bazơ dư:
3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl (1)
NaOH (dư) + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O (2)
Hay:
4NaOH (dư) + AlCl3 → NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O (3)
- Phương pháp giải
+ Bước 1: Xử lí số liệu đề bài cho và viết phương trình phản ứng hóa học.
+ Bước 2: Đặt ẩn, lập hệ phương trình (nếu cần).
+ Bước 3: Giải hệ phương trình (nếu có) và tính toán theo yêu cầu đề bài.
II. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Dung dịch KOH có thể phản ứng với tất cả các muối có trong dãy nào sau đây?
A. NaCl, MgCl2, CuCl2. B. K2SO4, MgSO4, CuSO4.
C. NaNO3, Mg(NO3)2, FeCl3. D. CuCl2, MgSO4, FeCl3.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Loại A do NaCl không phản ứng với KOH.
Loại B do K2SO4 không phản ứng với KOH.
Loại C do NaNO3 không phản ứng với KOH.
Ví dụ 2: Cho m gam KOH nguyên chất vào 250g nước được dd A. Cho dd A tác dụng với dd Cu(NO3)2 lấy dư, thu được 19,6 g kết tủa. Tính C% của dd A?
Hướng dẫn giải:
Phương trình phản ứng hóa học:
2KOH + Cu(NO3)2 →2 KNO3 + Cu(OH)2 ↓
n↓= nCu(OH)2 == 0,2 mol
Theo phương trình phản ứng hóa học ta có:
nKOH = 2nCu(OH)2= 2.0,2 = 0,4 mol
⇒ mKOH = 0,4.56 = 22,4g
⇒ C% dung dịch A =.100 = 8,22%
III. Bài tập tự luyện
Bài 1: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuCl2 đến khi kết tủa không tạo thêm nữa thì dừng lại. Lọc kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi. Thu được chất rắn nào sau đây:
A. Cu
B. CuO
C. Cu2O
D. Cu(OH)2.
Bài 2: Cho a g Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2, sau phản ứng thu được 20g kết tủa. Vậy a có giá trị
A. 21,2 g
B. 20 g
C. 34,8 g
D. 18,2 g
Bài 3: Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong cùng một dung dịch?
A. Ba(OH)2 và NaCl.
B. Ca(OH)2 và KNO3.
B. KOH và NaNO3.
D. Ba(OH)2 và CuCl2.
Bài 4: Cho 10,6 gam dung dịch Na2CO3 20% tác dụng hết với một lượng dư dung dịch Ba(OH)2. Sau khi phản ứng kết thúc thấy thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 3,49 gam.
B. 3,94 gam.
C. 7,88 gam.
D. 1,97 gam.
Bài 5. Có các dung dịch muối sau: FeCl3; CuCl2; NaCl; MgCl2; AlCl3. Dung dịch nào sau đây có thể nhận biết được các chất trên?
A. Quỳ tím. B. Dung dịch Ba(NO3)2.
C. Dung dịch AgNO3. D. Dung dịch NaOH.
Bài 6: Trộn dung dịch có chứa 0,1 mol CuSO4 và một dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m g chất rắn. Giá trị m là:
A. 8 g
B. 4 g
C. 6 g
D. 12 g
Bài 7: Hòa tan 6,2 g Na2O vào nước được 2 lít dung dịch A. Cho 2 lít dung dịch A tác dụng vừa đủ với 2 lít dung dịch MgSO4. Nồng độ mol của dung dịch thu được là. (Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)
A .0,01M
B. 0,025M
C. 0,03M
D. 0,04M
Câu 8: Cho dung dịch Ca(OH)2 10% tác dụng với dung dịch muối nhôm (III) clohidric dư. Biết 300ml dung dịch HCl 2M trung hòa hết dung dịch Ca(OH)2 10% như trên. Tính khối lượng kết tủa sinh ra?
A. 23,4g
B. 35,1g
C. 17,55g
D. 46,8 g
Bài 9: Cho m gam NaOH nguyên chất vào 252g nước được dung dịch A. cho dung dịch A tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 có dư, thu được 58,8g kết tủa Cu(OH)2. Hãy tính m.
A. 56g
B. 34g
C. 47g
D. 48g
Bài 10: Trộn 13,44 gam dung dịch KOH 25% với 32,5 gam dung dịch FeCl3 20%. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 3 gam.
B. 3,14 gam.
C. 4,14 gam.
D. 2,14 gam.
Đáp án minh họa
1B |
2A |
3D |
4B |
5D |
6A |
7B |
8A |
9D |
10D |