Chương 2: Kim loại cực hay, có lời giải
Chương 2: Kim loại cực hay, có lời giải
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Chương 2: Kim loại cực hay, có lời giải môn Hoá học lớp 9 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Hóa 9.
Cách giải bài tập Hỗn hợp kim loại tác dụng với axit
Lý thuyết và Phương pháp giải
Dãy hoạt động kim loại
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au
Khi Nào May Áo Záp Sắt Phải Hỏi Cúc Bạc Vàng
Dãy được sắp xếp theo chiều giảm dần tính hoạt động hoá học (từ trái sang phải).
- Một số kim loại vừa tác dụng được với axit và với nước: K, Na, Ba, Ca.
Kim loại + H2O → Dung dịch bazơ + H2
- Kim loại vừa tác dụng với axit, vừa tác dụng với bazơ: (Be), Al, Zn, Cr
2A + 2(4 – n)NaOH + 2(n – 2)H2O → 2Na4 –nAO2 + nH2
Ví dụ: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
- Kim loại đứng trước H tác dụng với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng tạo muối và giải phóng H2.
Kim loại + Axit → Muối + H2
Lưu ý:
- Kim loại trong muối có hoá trị thấp (đối với kim loại đa hoá trị).
- Trừ Au và Pt, các kim loại khác đều có thể tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc, nóng nhưng không giải phóng Hidro.
Phương pháp giải:
- B1: Viết PTHH.
- B2: Xử lí số liệu theo dữ kiện đề bài, đặt ẩn số, lập hệ (nếu cần).
- B3: Tính số mol chất cần tìm theo PTHH và hệ PT.
- B4: Tính toán theo yêu cầu của bài toán.
Bài tập vận dụng
Bài 1: Cho 3,79g hỗn hợp hai kim loại là Zn và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 1792 ml khí (đktc). Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp.
Hướng dẫn:
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 (1)
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 (2)
Số mol khí H2 thu được:
Gọi a và b lần lượt là số mol Zn và Al trong hỗn hợp.
Khối lượng Zn: 65.0,05 = 3,25 g
Khối lượng Al: 27.0,02 = 0,54 gam
Bài 2: Hỗn hợp 3 kim loại Fe, Al, Cu nặng 17,4 gam. Nếu hòa tan hỗn hợp bằng axit H2SO4 loãng dư thì thoát ra 8,96 dm3 H2 (ở đktc). Còn nếu hòa tan hỗn hợp bằng axit đặc nóng, dư thì thoát ra 12,32 lít SO2 (ở đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại ban đầu.
Hướng dẫn:
- Cu không tan trong H2SO4 loãng, chỉ có Fe và Al tan được trong axit loãng
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑
- H2SO4 đặc nóng hòa tan cả 3 kim loại:
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O
2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O
Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O
- Gọi số mol của Fe, Al, Cu lần lượt là x, y, z ta có hệ phương trình :
Khối lượng của sắt ban đầu là : mFe = 0,1. 56 = 5,6 (gam)
Khối lượng của nhôm ban đầu là : mAl = 0,2. 27 = 5,4 (gam)
Khối lượng của đồng ban đầu là : mCu = 0,1. 64 = 6,4 (gam)
Phương pháp giải bài tập Kim loại tác dụng với dung dịch muối
Lý thuyết và Phương pháp giải
1. Tăng giảm khối lượng
- Kim loại mạnh (trừ những kim loại tác dụng với nước như Na, K, Ca, Ba) đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối của kim loại yếu.
- Khi cho thanh kim loại vào dung dịch muối, sau phản ứng khối lượng thanh kim loại tăng hoặc giảm:
+ Viết phương trình hóa học. Dưới mỗi phương trình hóa học đặt ẩn số theo số mol chất, sau đó quy số mol ra khối lượng (theo ẩn số trên)
+ Nếu khối lượng thanh kim loại tăng. Lập phương trình đại số
m kim loại giải phóng – m kim loại tan = m kim loại tăng
+ Nếu khối lượng thanh kim loại giảm:
m kim loại tan – m kim loại giải phóng = m kim loại giảm
2. Bảo toàn khối lượng
- Khi cho thanh kim loại vào dung dịch muối, sau khi lấy miếng kim loại ra thì thấy khối lượng dung dịch giảm. Ta lập luận như sau:
∑ mcác chất tham gia = ∑m chất tạo thành
mthanh kim loại + m dd = m' thanh kim loại + m' dd
Bài tập vận dụng
Bài 1: Tìm công thức của muối sắt clorua biết rằng khi hòa tan 3,25g muối này vào dung dịch bạc nitrat dư thì thu được 8,61g kết tủa.
Hướng dẫn:
Gọi hóa trị của Fe là x.
FeClx + xAgNO3 → Fe(NO3)x + xAgCl↑
Số mol AgCl sinh ra:
nAgCl = 8,61/143,5 = 0,06 mol
- Ta có (56 + 35,5x) gam FeClx tham gia phản ứng thì có x mol AgCl tạo thành.
- Tương tự 3,25 g muối tạo thành 0,06 mol kết tủa.
Vậy 3,25x = 0,06.(56 + 35,5x) → x = 3.
→ Vậy muối đó là FeCl3.
Bài 2: Một lọ đựng 50ml bạc nitrat được cho vào một miếng đồng. Sau phản ứng đem miếng đồng đi cân thấy khối lượng tăng thêm 3,04 gam. Hãy xác định nồng độ mol dung dịch bạc nitrat.
Hướng dẫn:
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓
1.…… 2 mol………………………2 mol
64g………………………………….216g
Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng
- Số mol AgNO3 tham gia phản ứng:
nAgNO3 = 3,04/(216-64).2=0,04 mol
- Nồng độ mol dung dịch bạc nitrat: 0,04/0,05 = 0,8M
Cách giải bài tập Phản ứng nhiệt nhôm
Lý thuyết và Phương pháp giải
1. Bài toán có hiệu suất phản ứng không hoàn toàn trong phản ứng nhiệt nhôm
* Phương pháp giải chung
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
- Hiệu suất phản ứng H = %Al phản ứng hoặc = % Fe2O3 phản ứng.
- Hỗn hợp X sau phản ứng gồm: Al2O3, Fe, Al dư, Fe2O3 thường được cho vào.
+ Tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng) tạo khí H2
Fe + 2H+ → Fe2+ + H2 (1)
2Al + 6H+ → 2Al3+ + 3H2 (2)
⇒ nH2 = nFe + (3/2).nAl
+ Nếu hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH thì Al và Al2O3 bị phản ứng.
2Al dư + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
2. Bài toán nhiệt nhôm với hiệu suất H = 100%
* Phương pháp giải chung
- Bước 1: Cần xác định được Al dư hay oxit kim loại dư, trường hợp nếu cho khối lượng hỗn hợp cần xét các trường hợp Al dư và Al hết.
- Bước 2:
+ Dựa vào các dữ kiện của bài toán thường gặp là hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH hoặc dung dịch axit (HCl, H2SO4) tính số mol chất dư và số mol các chất phản ứng.
+ Vận dụng bảo toàn nguyên tố Al, Fe, O, bảo toàn khối lượng hoặc bảo toàn electron các các phản để tính toán.
- Bước 3: Tính toán theo yêu cầu của bài toán.
Bài tập vận dụng
Bài 1: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Tính giá trị của m?
Hướng dẫn:
- Từ đề suy ra thành phần hh rắn X gồm: Fe, Al2O3 (x mol) và Al dư (y mol)
- Các phản ứng xảy ra là:
8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9 Fe (1)
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2
CO2 + NaAlO2 + H2O → Al(OH)3 + NaHCO3
- nH2 = 0,15 mol, nAl(OH)3 = 0,5 mol
Theo bảo toàn nguyên tố Al ta có nAl bđ = nAl(OH)3 = 0,5 mol
nAl dư = (2/3).nH2 = 0,1 mol
→ nAl pư (1) = 0,5 – 0,1 = 0,4mol
Theo Pt (1) nFe3O4 = (3/8).nAl = 0,15 mol
Vậy khối lượng m = 27. 0,5 + 232 . 0,15 = 48,3 gam
Bài 2: Trộn 10,8 gam bột nhôm với 34,8g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 10,752 lít H2(đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm? (giả sử Fe3O4 chỉ bị khử thành Fe)
Phân tích:
- Với bài tính hiệu suất như bài này HS thường không biết tính hiệu suất theo Al hay Fe3O4 thực tế ở bài này đã biết số mol của Al và Fe3O4 ta cần so sánh tỉ lệ mol các chất để xác định xem hiệu suất của phản ứng tính theo chất nào.
- Vì là bài tính hiệu suất nên hỗn hợp A sau phản ứng gồm: Al2O3, Fe, Al dư, Fe3O4 cho vào dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng) tạo khí H2.
Fe + 2H+ → Fe2+ + H2 (1)
2Al + 6H+ → 2Al3+ + 3H2 (2)
Fe3O4, Al2O3 + H+ → Muối + H2O
→ nH2 = nFe + (3/2).nAl du
Hướng dẫn:
Theo bài ra ta có nAl = 0,4 mol, nFe3O4 = 0,15 mol
→ hiệu suất H = %Fe3O4 phản ứng
Phản ứng: 8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe
Ban đầu: 0,4 0,15 (mol)
Phản ứng: 8x 3x 9x
Sau phản ứng: (0,4-8x) (0,15 – 3x) 9x
Theo PT 1,2 ta có nH2 = nFe + (3/2).nAl du
0,48 = 9x + (3/2).(0,4 – 8x)
→ x = 0,04 mol
Vậy hiệu suất H = % Fe3O4 = (0,04.3/0,15).100 = 80%