Bài tập Oxit bazơ tác dụng với axit và cách giải
Bài tập Oxit bazơ tác dụng với axit và cách giải
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bài tập Oxit bazơ tác dụng với axit và cách giải môn Hoá học lớp 9 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Hóa 9.
I. Lý thuyết và phương pháp giải
- Phương trình tổng quát:
Oxit bazơ + axit → muối + nước
Ví dụ: ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O
Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O
- Các bước giải:
+ Bước 1: Tính toán số liệu đề bài cho và viết phương trình phản ứng hóa học.
+ Bước 2: Dựa vào phương trình phản ứng hóa học để tính toán số mol các chất cần tìm.
+ Bước 3: Tính toán theo yêu cầu của đề bài.
II. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn 1,6g CuO trong 100 g dung dịch H2SO4 9,8%.
a. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra?
b. Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch thu được?
Hướng dẫn giải:
Ta có: nCuO = 0,02 mol
mH2SO4==9,8g⇒ nH2SO4= 0,1 mol
a. Phương trình phản ứng hóa học:
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
0,02 0,1
Ta thấy:< CuO hết, H2SO4 dư
⇒Dung dịch sau phản ứng gồm
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mdd sau phản ứng =mCuO +mddH2SO4 = 1,6 + 100 = 101,6
⇒ % CuSO4 =. 100 = 3,15%
% H2SO4 dư =. 100 = 7,72%
Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn 32g hỗn hợp 2 oxit là CuO và Fe2O3 vào V lit dung dịch HCl 0,5M. Sau phản ứng thu được 59,5 g hỗn hợp muối.
a. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra?
b. Tính % về khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu?
c. Tính giá trị của V.
Hướng dẫn giải:
Đặt:
a. Phương trình phản ứng hóa học:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
x 2x x
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
y 6y 2y
b. mhh oxit = 80.x + 160.y = 32 (1)
mhh muối = 135.x + 162,5.2y = 59,5 (2)
Từ (1) và (2) x = 0,2 ; y = 0,1
⇒ %CuO =.100 = 50%
%Fe2O3 = 100% - 50% = 50%
c. Ta có: nHCl = 2x + 6y = 2.0,2 + 6.0,1 = 1 mol
VHCl == 2 lít
III. Bài tập tự luyện
Bài 1: Hòa tan hết 5,6 gam CaO vào dung dịch HCl 14,6%. Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là:
A. 50 gam
B. 40 gam
C. 60 gam
D. 73 gam
Hướng dẫn: Đáp án A
Bài 2: Hoà tan 26,2 g hỗn hợp Al2O3 và CuO thì cần phải dùng vừa đủ 250ml dung dịch H2SO4 2M. % khối lượng Al2O3 và CuO trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 35,2% và 64,8%
B. 30% và 70%
C. 77,9% và 22,1%
D. 38,9% và 61,1%
Hướng dẫn: Đáp án D
Bài 3: Cho 20 gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 0,2 lít dung dịch HCl có nồng độ 3,5M. Thành phần phần trăm theo khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp X lần lượt là:
A. 25% và 75%
B. 20% và 80%
C. 22% và 78%
D. 30% và 70%
Hướng dẫn: Đáp án B
Bài 4: Hòa tan hết 11,7g hỗn hợp gồm CaO và CaCO3 vào 100 ml dung dịch HCl 3M. Khối lượng muối thu được là :
A. 16,65 g
B. 15,56 g
C. 166,5 g
D. 155,6g
Hướng dẫn: Đáp án A
Bài 5: Cho 4,48g một oxit của kim loại hoá trị II tác dụng hết 7,84 g axit H2SO4. Xác định công thức của oxit trên.
A. Zn
B. Fe
C. Cu
D. Pb
Hướng dẫn: Đáp án B
Bài 6: Hoà tan hoàn toàn 2,81g hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500ml dung dịch H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được muối khan có khối lượng là bao nhiêu?
A. 6,81g
B. 4,9g
C. 7,71g
D. 5,8g
Hướng dẫn: Đáp án A
Bài 7: Cho hỗn hợp gồm ZnO và MgO nặng 3,01g tác dụng với 170ml dd HCl 1M. Để trung hòa lượng axit còn dư cần 80ml dd NaOH 0,5M. Tính % về khối lượng mỗi oxit?
A. 19,3% và 80,7%
B. 80,7% và 19,3%
C. 73,1% và 26,9%
D. 26,9% và 73,1%
Hướng dẫn: Đáp án D
Bài 8: Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, CuO cần dùng 200 ml HCl 0,3M. Hỗn hợp muối clorua khan thu được khi cô cạn dd có khối lượng là bao nhiêu?
A. 4,99g
B. 3,9g
C. 4,45g
D. 4,39g
Hướng dẫn: Đáp án C
Bài 9: Hòa tan hoàn toàn 20,4g oxit kim loại hóa trị III trong 300 ml dd axit H2SO4 thu được 68,4g muối khan. Tìm CTPT của oxit trên và nồng độ mol của dd axit H2SO4 đã dùng?
A. Al2O3 và 1M
B. Fe2O3 và 1M
C. Al2O3 và 2M
D. Fe2O3 và 2M
Hướng dẫn: Đáp án D
Bài 10: Để hoà tan 9,6 g một hỗn hợp đồng mol (cùng số mol) của 2 oxit kim loại liên tiếp có hoá trị II cần 14,6g axit HCl. % khối lượng của từng chất trong hỗn hợp là:
A. 26,7% và 73,3%
B. 41,7% và 58,3%
C. 51,6% và 48,4%
D. 37,5% và 62,5%
Hướng dẫn: Đáp án B