Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 1 có đáp án Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức | Trắc nghiệm KTPL 10
Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 1 có đáp án Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức | Trắc nghiệm KTPL 10
Câu 1: Triết học ra đời từ
A. thời Cổ đại.
B. thời Trung đại.
C. thời Cận đại.
D. Cuối thời Cổ đại đến đầu thời Trung đại.
Câu 2: Quan niệm cho rằng: “Ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên, sản sinh ra vạn vật, muôn loài …” thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào?
A. Duy vật.
B. Duy tâm.
C. Nhị nguyên luận.
D. Tam nguyên luận.
Câu 3: Quan niệm cho rằng: “Giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không do ai sáng tạo ra, không ai có thể tiêu diệt được …” thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào sau đây?
A. Duy vật.
B. Duy tâm.
C. Nhị nguyên luận.
D. Tam nguyên luận.
Câu 4: Yếu tố nào không nằm trong thế giới khách quan?
A. Giới tự nhiên.
B. Giới xã hội.
C. Tư duy của con người.
D. Hoạt động thực tiễn.
Câu 5: Chủ nghĩa duy vật biện chứng là sự thống nhất hữu cơ giữa
A. thế giới quan duy vật và phương pháp luận siêu hình.
B. thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
C. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận biện chứng.
D. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình.
Câu 6: Dựa trên cơ sở nào để người ta phân chia thành thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm?
A. Vấn đề cơ bản của triết học.
B. Đối tượng nghiên cứu của triết học.
C. Nội dung cơ bản của triết học.
D. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.
Câu 7: Những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy là đối tượng nghiên cứu của
A. triết học.
B. Sử học.
C. Toán học.
D. Vật lí.
Câu 8: Cách thức để đạt đến mục đích đặt ra được gọi là
A. công cụ.
B. phương pháp.
C. phương hướng.
D. phương tiện.
Câu 9: Xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái cô lập, tĩnh tại không liên hệ, không phát triển là
A. phương pháp luận lôgic.
B. phương pháp luận biện chứng.
C. phương pháp luận siêu hình.
D. phương pháp thống kê.
Câu 10: Xem xét sự vật hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau, có sự vận động và phát triển không ngừng là
A. thế giới quan duy tâm.
B. thế giới quan duy vật.
C. phương pháp luận biện chứng.
D. phương pháp luận siêu hình.
Câu 11: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Không dám đấu tranh với cái lạc hậu, tiêu cực.
B. Phải chấp nhận sự tồn tại trong nhận thức.
C. Thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức chính trị.
D. Biết phân tích để phân biệt đúng sai, tốt xấu.
Câu 12: Đâu không phải tư tưởng căn bản của thế giới quan duy tâm?
A. Ý thức là cái phản ánh của vật chất.
B. Nguồn gốc của thế giới là vật chất.
C. Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau.
D. Ý thức có tác động trở lại đối với vật chất.
Câu 13: Dấu hiệu cơ bản của phương pháp luận siêu hình trong triết học là
A. phủ nhận sự phát triển của sự vật và hiện tượng.
B. phủ nhận tính vô cùng, vô tận sự phát triển của sự vật hiện tượng.
C. phủ nhận mọi sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng.
D. cho rằng lực lượng bên ngoài là nguồn gốc của sự phát triển sự vật hiện tượng.
Câu 14: Thế giới quan của con người là
A. quan điểm, cách nhìn về thế giớ tự nhiên.
B. quan điểm, cách nhìn về thế giới xung quanh.
C. quan điểm, cách nhìn căn bản về mọi hoạt động của con người trong cuộc sống.
D. quan điểm, niềm tin định hướng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống.
Câu 15: Trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người, triết học có vai trò là
A. thế giới quan.
B. phương pháp luận.
C. khoa học của mọi khoa học.
D. thế giới quan và phương pháp luận.
Câu 16: Hệ thống những các quan điểm lí luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó, gọi là
A. Sinh học.
B. Toán học.
C. Sử học.
D. triết học.
Câu 17: Đối tượng nghiên cứu của triết học là
A. những vấn đề cụ thể.
B. đối tượng khác.
C. khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
D. sự vận động và phát trát triển của thế giới khách quan.