X

1000 câu trắc nghiệm GDCD 10

Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 7 (có đáp án): Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (phần 6)


Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 7 (có đáp án): Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (phần 6)

Câu 35: Trong các trường hợp dưới đây, đâu là hoạt động thực tiễn?

A. Gió lay cây đổ.

B. Gà đang đẻ trứng.

C. Bác nông dân đang cày ruộng.

D. Bạn A đang tập đàn.

Câu 36: câu nào dưới đây thể hiện vai trò của thực tiễn là cơ sở của nhận thức?

A. Tháng tám nắng rám trái bưởi.

B. Con hơn cha, nhà có phúc.

C. Gieo gió gặt bão.

D. An cây nào, rào cây ấy.

Câu 37: Thông qua quá trình hoạt động thực tiễn khả năng của con người ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng thể hiện thực tiễn là.

A. cơ sở của nhận thức.

B. mục đích của nhân thức.

C. tiêu chuẩn của chân lí.

D. động lực của nhận thức. .

Câu 38: Khẳng định nào dưới đây thể hiện thực tiễn là động lực của nhận thức?

A. Khẳng định tính đúng đắn hay sai lầm của tri thức.

B. Quá trình hoạt động thực tiễn hoàn thiện giác quan của con người

C. Luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới, thúc đẩy nhận thức phát triển.

D. Nhận thức của con người ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng.

Câu 39: Cơ sở thông nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính là

A. thực tiễn xã hội.

B. thế giới vật chất tồn tại khách quan.

C. tính năng động chủ quan của con người.

D. tài liệu cảm tính có thể tin cậy và phong phú.

Câu 40: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói đến vai trò của thực tiễn?

A. Cần “Học đi đôi với hành”.

B. Thực tiễn không có vai trò gì đối với nhận thức.

C. Qua thực tiễn mới kiểm nghiệm được tri thức đúng hay sai.

D. Phải tham gia các hoạt động thực tiễn để nâng cao nhận thức lí luận.

Câu 41: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói đến vai trò của thực tiễn?

A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

B. Thực tiễn không có vai trò gì đối với nhận thức.

C. Những vấn đề có giá trị cao mới cần đến vai trò của thực tiễn.

D. Lí luận không cần xuất phát từ thực tiễn và không gắn với thực tiễn.

Câu 42: Nguyên lí giáo dục: “Học đi đôi với hành” thể hiện vai trò nào của thực tiễn?

A. Cơ sở của nhận thức.

B. Mục đích của nhận thức.

C. Động lực của nhận thức.

D. Tiêu chuẩn của chân lí.

Câu 43: Con người thám hiểm vòng quanh trái đất chụp hình ảnh quả đất trên vệ tinh chứng minh quả đất hình cầu. Điều này thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Cơ sở của nhận thức.

B. Mục đích của nhận thức.

C. Tiêu chuẩn của chân lí.

D. Động lực của nhận thức.

Câu 44: Bác Hồ đã từng nói: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.Câu nói trên thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Cơ sở của nhận thức.

B. Mục đích của nhận thức.

C. Động lực của nhận thức.

D. Tiêu chuẩn của chân lí.

Câu 45: Thấy bố, mẹ mình vất vả khi bóc vỏ đậu bạn A đã nghiên cứu chế tạo thành công máy bóc vỏ đậu công nghiệp. Trong trường hợp này, A đã thực hiện vai trò nào sau đây của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

B. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

Câu 46: Nhà bác học Lương Định Của nghiên cứu tìm ra giống lúa mới có năng suất cao. Đây là hình thức nào của hoạt động thực tiễn?

A. Sản xuất vật chất.

B. Chính trị - xã hội.

C. Thực nghiệm khoa học.

D. Nghiên cứu xã hội.

Câu 47: Hồ Chí Minh đã từng nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”.Câu nói trên thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Cơ sở của nhận thức.

B. Mục đích của nhận thức.

C. Động lực của nhận thức.

D. Tiêu chuẩn của chân lí.

Câu 48: Nhà bác học Ga li lê đã khẳng định thuyết nhật tâm của Cô-péc-Ních là đúng và còn bổ sung: “Mặt trời còn tự quay quanh trục của nó" nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn?

A. Động lực của nhận thức.

B. Cơ sở của nhận thức.

C. Tiêu chuẩn của chân lí.

D. Mục đích của nhân thức

Câu 49: Đoạn văn sau đây của Bác Hồ: “Tiếc vì các kế hoạch đó đều chủ quan, không căn cứ vào thực tế, cho nên một khi gặp sự thử thách như trận địch tấn công vừa rồi thì tán loạn hết...” muốn nhấn mạnh nào của thực tiễn?

A. Cơ sở của nhận thức.

B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

C. Mục đích của nhận thức.

D. Tiêu chuẩn của chân lí.

Câu 50: Bố của A bị tàn tật đôi chân nên khó khăn trong việc đi lại . Qua nhiều lần tự nghiên cứu, A đã tự chế tạo ra chiếc xe lăn dành cho bố của mình. Trong trường hợp này, A đã thực hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.

Câu 51: Ăng-ghen khẳng định: “Khi xã hội có nhu cầu về kĩ thuật thì nó thúc đẩy khoa học phát triển hơn 10 trường đại học”, cho thấy thực tiễn có vai trò là

A. cơ sở của nhận thức.

B. mục đích của nhận thức.

C. động lực của nhận thức.

D. tiêu chuẩn của chân lí.

Câu 52: Trong lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 Bác Hồ viết:

“Giờ cứu nước đã đến. Ta thà hi sinh đến giọt máu cuối cùng để gìn giữ đất" nước, nhưng với một tấm lòng kiên quyết, dù phải gian lao kháng chiến, thắng lợi nhất định về dân tộc ta” nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn?

A. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.

B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

C. Thực tiên là mục đích của nhận thức.

D. Thực tiên là cơ sở của nhận thức.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 10 (GDCD 10) chọn lọc, có đáp án hay khác: