X

1000 câu trắc nghiệm GDCD 10

Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 3 Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức (có đáp án) | Trắc nghiệm KTPL 10


Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 3 Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức (có đáp án) | Trắc nghiệm KTPL 10

Câu 1: Đối với các sự vật, hiện tượng vận động được coi là

A. cách thức phát triển.

B. phương thức tồn tại.

C. thuộc tính vốn có.

D. thuộc tính cơ bản.

Câu 2: Có mấy hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 3: Ý nào sau đây không phải là sự phát triển?

A. Học từ lớp 1 đến lớp 10.

B. Máy móc thay thế công cụ thô sơ.

C. Hạt thóc nảy mầm.

D. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Câu 4: Sự vận động theo chiều hướng tiến lên theo chiều hướng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn là nói đến sự

A. tăng trưởng.

B. phát triển.

C. tuần hoàn.

D. tiến hóa.

Câu 5: Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng là

A. cái mới ra đời giống như cái cũ.

B. cái mới ra đời tiến bộ, hoàn thiện hơn cái cũ.

C. cái mới ra đời lạc hậu hơn cái cũ.

D. cái mới ra đời chỉ giống cái cũ một phần.

Câu 6: Sự lên xuống của thủy triều là hình thức vận động nào?

A. Cơ học.

B. Vật lí.

C. Hóa học.

D. Sinh học.

Câu 7: Sự dao động của con lắc thuộc hình thức vận động cơ bản nào của thế giới vật chất?

A. Cơ học.

B. Xã hội.

C. Sinh học.

D. Vật lí.

Câu 8: Quan điểm sai lầm trong nhận thức về khuynh hướng của sự phát triển là: Cái mới ra đời

A. không đơn giản, dễ dàng.

B. đơn giản, dễ dàng.

C. một cách phổ biến.

D. qua đấu tranh với cái cũ.

Câu 9: Quá trình hóa hợp và phân giải các chất là hình thức vận động cơ bản nào của thế giới vật chất?

A. Vận động cơ học.

B. Vận động xã hội.

C. Vận động sinh học.

D. Vận động hóa học.

Câu 10: Sự biến đổi nào sau đây được coi là sự phát triển?

A. Nước bốc hơi gặp lạnh ngưng tụ thành nước.

B. Sự thoái hóa của một loài động vật.

C. Cây khô héo, mục nát.

D. Sự biến hóa của sinh vật từ đơn bào đến đa bào.

Câu 11: Cây ra hoa kết trái thuộc hình thức vận động nào?

A. Hóa học.

B. Sinh học.

C. Cơ học.

D. Xã hội.

Câu 12: Hiện tượng thanh sắt bị han gỉ thuộc hình thức vận động nào?

A. Cơ học.

B. Vật lý.

C. Hoá học.

D. Sinh học.

Câu 13: Vận động viên điền kinh chạy trên sân vận động thuộc hình thức vận động nào?

A. Xã hội.

B. Cơ học.

C. Vật lý.

D. Sinh học.

Câu 14: Các sự vật, hiện tượng vật chất tồn tại được là do

A. vận động.

B. thượng đế.

C. đứng im.

D. cân bằng.

Câu 15: Nói "Vận động là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng" có nghĩa là

A. Vận động là cách thức để các sự vật, hiện tượng thể hiện sự tồn tại.

B. Các sự vật, hiện tượng vận động không giống nhau.

C. Mọi sự vật, hiện tượng đều chỉ vận động sau "cú hích đầu tiên" của thượng đế.

D. Vận động là dấu hiệu duy nhất để phân biệt sự vật này với sự vật khác.

Câu 16: Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào?

A. Hoá học.

B. Vật lý.

C. Cơ học.

D. Xã hội.

Câu 17: Sự vận động nào sau đây không phải là sự phát triển?

A. Bé gái → thiếu nữ → người phụ nữ trưởng thành.

B. Nước bốc hơi → mây → mưa → nước.

C. Học lực yếu → học lực trung bình → học lực khá.

D. Cây nảy mầm → ra hoa → kết trái

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 10 (GDCD 10) chọn lọc, có đáp án hay khác: