X

1000 câu trắc nghiệm GDCD 10

Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 6 (có đáp án): Khuynh hướng phát triền của sự vật và hiện tượng (phần 6)


Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 6 (có đáp án): Khuynh hướng phát triền của sự vật và hiện tượng (phần 6)

Câu 35: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự phủ định biện chứng?

A. Là sự phủ định có tính khách quan.

B. Cái mới ra đời phủ định hoàn toàn cái cũ.

C. Nguyên nhân của sự phủ định nằm bên trong sự vật, hiện tượng.

D. Cái mới ra đời có sự kế thừa những yếu tố tiến bộ, tích cực của cái cũ. |

Câu 36: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định biện chứng?

A. Bão làm đổ cây.

B. Chiến trứng gà để ăn.

C. Cây lúa trổ bông.

D. Đổ hoá chất xuống hồ làm cá chết.

Câu 37: câu nào dưới đây là phủ định siêu hình?

A. Vắt chanh bỏ vỏ.

B. Cây có cội, nước có nguồn.

C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

D. Có thực mới vực được đạo.

Câu 38: câu nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng?

A. Tre già măng mọc.

B. Uống nước nhớ nguồn.

C. Có mới nới cũ.

D. Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông.

Câu 39: câu nào dưới đây nói về phủ định biện chứng?

A. Đánh bùn sang ao.

B. Vắt chanh bỏ vỏ.

C. Có mới nới cũ.

D. Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh.

Câu40: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về phủ định siêu hình?

A. Con người đập nát hạt đậu.

B. Gió bão làm đổ cây cối. .

C. Con người sử dụng hóa chất độc hại tiêu diệt sinh vật.

D. Xã hội tư bản chủ nghĩa thay thế xã hội phong kiến.

Câu 41: Khẳng định nào dưới đây là biểu hiện của phủ định siêu hình?

A. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến.

B. Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

C. Giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc.

D. Xoá bỏ hoàn toàn nền văn hoá phong kiến.

Câu 42: câu nào dưới đây không đúng khi nói về phủ định biện chứng?

A. Không thầy đố mày làm nên.

B. Uống nước nhớ nguồn.

C. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.

D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây .

Câu 43: Quan niệm nào dưới đây thể hiện sự phủ định biện chứng?

A. Lịch sử loài người biến đổi theo quy luật khách quan.

B. Lịch sử loài người là một chuỗi các sự kiện có tính ngẫu nhiên

C. Lịch sử loài người là một chuỗi các sự kiện mang tính chu kì

D. Lịch sử loài người biến đổi theo xu thế tất yếu xuất hiện cái tiến bộ hơn.

Câu 44: Ý kiến nào dưới đây không đúng với quan điểm phủ định biện chứng về cách học tập của học sinh?.

A. Giữ gìn, bảo tồn di sản văn hoá.

B. Phê phán cái cũ nhưng không phủ định tất cả.

C. Luôn luôn suy nghĩ để đổi mới phương pháp học tập.

D. Học lên lớp 11 thì không liên quan đến lớp 10 nữa.

Câu 45: Những việc làm nào dưới đây của học sinh phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng? .

A. Mê tín dị đoan.

B. Tiếp thu văn hoá lai căng.

C. Ủng hộ hủ tục lạc hậu.

D. Biết ơn sự hi sinh của thế hệ đi trước.

Câu 46: Bạn A thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường nên cô giáo yêu viết bản kiểm điểm. Bạn đã viết kiểm điểm và hứa trước lớp sẽ khắc phục những khuyết điểm nào đó để phấn đấu học tập trở thành học sinh ngoan. Điều này hợp với quan điểm của

A. phủ định biện chứng.

B. phủ định siêu hình.

C. phủ định của phủ định.

D. phủ định khách quan.

Câu 47: Bạn S cùng mẹ lên rẫy gieo đậu, trước khi gieo xuống đất bạn S đã đập nát hạt đậu. Cách thức bạn S đã thực hiện là

A. phủ định của phủ định.

B. phủ định siêu hình.

C. phủ định của phủ định

D. phủ định khách quan.

Câu 48: Phương pháp học tập nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu của phủ định biện chứng?

A. Học lệch.

B. Lập kế hoạch học tập.

C. Xây dựng đề cương bài học.

D. Sơ đồ hoá bài học.

Câu 49: Để xây dựng nền văn hoá Việt Nam “Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đòi hỏi chúng ta phải biết

A. ra sức đón nhận cái mới.

B. quên đi quá khứ của cha ông.

C. đầu tư phát triển kinh tế.

D. kế thừa tinh hoa văn hoá của dân

Câu 50: V Lê - nin viết: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn. ỞCâu này Leenin bàn về,

A. nội dung của sự phát triển.

B. điều kiện của sự phát triển.

C. cách thức của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

D. khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

Câu 51: Nguyễn Văn A đi tù vì buôn bán ma túy. Sau thời gian cải tạo tốt, A đã được ra từ trước thời hạn và mong muốn được hòa nhập cộng đồng. Theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng về phát triển, em hãy lựa chọn cách ứng xử phù hợp?

A. Chỉ nói chuyện xã giao và luôn cảnh giác đề phòng.

B. Không nói chuyện với kẻ tù tội vì sợ người khác đánh giá.

C. Không muốn quan hệ vì tội lỗi A gây ra là không thể tha thứ.

D. Giúp A hòa nhập cộng đồng vì A cải tạo tốt, được ra tù sớm chứng tỏ có tiến bộ.

Câu 52: Sau khi học xong bài 6 môn GDCD lớp 10, Bạn B cho rằng: “Cứ thay cái cũ bằng cái mới là sự phát triển rồi”. Theo em, bạn B nói đúng hay sai, vì sao?

A. Bạn B nói đúng, vì thực chất của sự phát triển là cái mới ra đời.

B. Bạn B nói sai, vì không phải cứ thay thế cái cũ bằng cái mới là sự phát triển.

C. Bạn B nói đúng, vì trong sự phát triển của sự vật bao giờ cũng có cái mới xuất hiện thay cái cũ.

D. Bạn B nói sai, vì cái cũ và cái mới phải liên quan đến nhau thì sự thay thế đó mới là sự phát triển.

Câu 53: V. I Lê-nin viết: “Cho rằng lịch sử thế giới phát triển đều đặn không va vấp, không đôi khi nhảy lùi những bước lớn là không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lí luận”. Em hiểuCâu nói đó như thế nào?

A. Sự phát triển diễn ra theo đường thẳng.

B. Sự phát triển diễn ra theo đường vòng.

C. Sự phát triển diễn ra theo đường xoáy trôn ốc.

D. Phát triển là quá trình phức tạp, quanh co, đôi khi cái lạc hậu lấn át cái tiến bộ.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 10 (GDCD 10) chọn lọc, có đáp án hay khác: