X

1000 câu trắc nghiệm GDCD 10

Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 16 (có đáp án): Tự hoàn thiện bản thân (phần 6)


Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 16 (có đáp án): Tự hoàn thiện bản thân (phần 6)

Câu 35: Nội dung nào dưới đây không phải là tự hoàn thiện bản thân?

A. Rèn luyện, vượt lên khó khăn, trở ngại.

B. Khắc phục, sửa chữa khuyết điểm.

C. Không ngừng học tập tu dưỡng,

D. Lười biếng, thiếu ý thức trong học tập.

Câu 36: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện tự hoàn thiện bản thân?

A. Khắc phục, sửa chữa khuyết điểm.

B. Tích cực tham gia tệ nạn xã hội.

C. Lười biếng, thiếu ý thức trong học tập.

D. Thiếu kiên trì, nhẫn nại trong rèn luyện.

Câu 37: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện tự hoàn thiện bản thân?

A. Tự cao, tự đại.

B. Ham học hỏi.

C. Rèn luyện sức khỏe.

D. Biết sửa chữa khuyết điểm.

Câu 38: Khẳng định nào dưới đây là đúng về tự hoàn thiện bản thân?

A. Tự hoàn thiện bản thân là công việc riêng của tập thể.

B. Tự hoàn thiện bản thân là công việc riêng của các nhân.

C. Tự hoàn thiện bản thân là luôn đề cao giá trị bản thân.

D. Tự hoàn thiện bản thân cần có sự giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội.

Câu 39: Câu tục ngữ nào dưới đây giúp cho việc tự nhận thức, tự hoàn thiện của bản thân?

A. Tức nước vỡ bờ.

B. Ăn cây táo, rào cây sung.

C. Nhìn mặt bắt hình dong.

D. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

Câu 40: Quan điểm nào dưới đây không đúng khi nói về tự nhận thức bản thân

A. Mỗi người có những điểm mạnh, điểm yếu riêng.

B. Mỗi người không ai giống nhau hoàn toàn.

C. Mỗi người đều có mặt tốt và tự hào giống nhau.

D. Mỗi người có hạn chế, yếu kém riêng của mình.

Câu 41: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?

A. Trẻ em không cần phải tự hoàn thiện bản thân.

B. Tự hoàn thiện bản thân là việc làm không cần thiết.

C. Chỉ có người nào yếu kém mới cần phải tự hoàn thiện bản thân.

D. Tự hoàn thiện bản thân là yêu cầu cần thiết đối với mỗi người.

Câu 42: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về tự hoàn thiện bản thân?

A. Biết lập kế hoạch phấn đấu, rèn luyện.

B. Việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

C. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ của người tin cậy.

D. Việc riêng của mỗi cá nhân nên không can thiệp.

Câu 43: Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây?

A. Tự hoàn thiện bản thân phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

B. Tự hoàn thiện bản thân là việc cần thiết nhưng không dễ dàng.

C. Tự hoàn thiện bản thân không làm mất đi bản sắc riêng của mình.

D. Chỉ có những người có vấn đề về đạo đức mới cần tự hoàn thiện bản thân.

Câu 44: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?

A. Người không chịu hoàn thiện bản thân sẽ bị tụt hậu so với xã hội.

B. Đã là danh nhân không cần phải tự hoàn thiện bản thân.

C. Người đã yếu kém thì dù cố gắng đến mấy cũng không được thừa nhận.

D. Chỉ có những người có vấn đề về đạo đức mới cần tự hoàn thiện bản thân.

Câu 45: Nội dung nào dưới đây không nói về việc tự nhận thức?

A. Em thích học môn Văn nhất.

B. Bố mẹ là người em yêu quý nhất.

C. Em còn thiếu kiên trì trong học tập.

D. Không cần phải tự đánh giá về bản thân.

Câu 46: Nội dung nào dưới đây không phải là tự hoàn thiện bản thân?

A. Luôn tự lập.

B. Luôn làm theo người khác.

C. Biết học hỏi người khác.

D. Biết nhận thức về bản thân.

Câu 47: Để hoàn thiện bản thân, một chúng ta cần xác định cho mình

A. mục đích sống rõ ràng.

B. công việc cụ thể.

C. chỗ dựa cần thiết.

D. phương tiện hiệu quả.

Câu 48: Đề thi hoàn thiện bản, mỗi người cần phải

A. không cần làm gì cả.

B. trông cậy vào sự sự giúp đỡ của người khác.

C. để mặc cho công việc sẽ hoàn thiện mình.

D. quyết tâm hiện kế hoạch rèn luyện mình.

Câu 49:Câu thành ngữ: “Ngọc càng mài càng sáng/ Vàng càng luyện càng trong” về vấn đề nào dưới đây?

A. Không cần học hỏi

B. Tự hoàn thiện bản thân

C. Tự đánh giá về bản thân.

D. Tự nhận thức về bản thân

Câu 50: Ngay từ nhỏ bạn B có tật nói lắp .Nhưng hàng ngày B chịu khó tập luyện để trở thành một nhà diễn thuyết nổi tiếng. Sự rèn luyện của B là

A. quá trình mặc cảm bản thân.

B. quá trình tự phê bình và phê bình

C. quá trình tự hoàn thiện bản thân.

D. trình thay đổi tính cách.

Câu 51: Do bạn bè lôi kéo nên C đã sao nhãng việc học tập dẫn đến kết quả học tập ngày càng sa sút. Được gia đình bạn bè khuyên nhủ, C đã quyết tâm phấn đấu rèn luyện và trở thành một học sinh giỏi. Việc làm của C là biểu hiện nào dưới đây của học sinh?

A. Tự nguyện, tự giác.

B. Tự phê bình và phê bình.

C. Tự hoàn thiện bản thân.

D. Tự thay đổi tính cách.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 10 (GDCD 10) chọn lọc, có đáp án hay khác: