X

1000 câu trắc nghiệm GDCD 10

Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 5 Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức (có đáp án) | Trắc nghiệm KTPL 10


Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 5 Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức (có đáp án) | Trắc nghiệm KTPL 10

Câu 1: Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng đó và phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác là

A. điểm nút.

B. chất.

C. lượng.

D. độ.

Câu 2: Trong quy luật lượng – chất, giới hạn từ 0 độ C đến 100 độ C được gọi là

A. độ.

B. chất.

C. lượng.

D. điểm nút.

Câu 3: Trong những câu dưới đây, câu nào không thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi?

A. Có công mài sắt có ngày nên kim.

B. Chín quá hóa nẫu.

C. Đánh bùn sang ao.

D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

Câu 4: Giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất thì

A. chất biến đổi chậm, lượng biến đổi nhanh chóng.

B. lượng biến đổi chậm, chất biến đổi nhanh chóng.

C. cả chất và lượng cùng biến đổi từ từ.

D. cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.

Câu 5: Khoảng giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa dẫn tới sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng là

A. điểm nút.

B. bước nhảy.

C. lượng.

D. độ.

Câu 6: Em không đồng ý với quan điểm nào trong các quan điểm sau?

Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập, rèn luyện thì học sinh cần phải

A. học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

B. cái dễ thì không cần phải học tập vì đã biết và có thể làm được.

C. kiên trì, nhẫn lại, không chùn bước trước những vấn đề khó khăn.

D. tích luỹ dần dần rồi sẽ thành công.

Câu 7: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là

A. điểm nút.

B. lượng.

C. chất.

D. độ

Câu 8: Nếu dùng các khái niệm “trung bình”, “khá”, “giỏi” … để chỉ chất của quá trình học tập của học sinh thì lượng của nó là

A. điểm số kiểm tra hàng ngày.

B. điểm kiểm tra cuối các học kỳ.

C. điểm tổng kết cuối các học kỳ.

D. kiến thức, kỹ năng mà học sinh đã tích luỹ, rèn luyện.

Câu 9:Câu nói nào sau đây không nói về lượng và chất ?

A. Dốt đến đâu học lâu cũng biết.

B. Góp gió thành bão.

C. Năng nhặt chặt bị.

D. Chị ngã em nâng.

Câu 10: Sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ?

A. sự biến đổi về lượng.

B. sự thay đổi những thuộc tính cơ bản của lượng.

C. quá trình biến đổi trạng thái của lượng.

D. sự thay đổi lượng đặc trưng.

Câu 11: Độ của sự vật hiện tượng là?

A. sự biểu hiện mối quan hệ qua lại giữa chất và lượng.

B. giới hạn của sự vật, hiện tượng.

C. sự thống nhất, liên hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa chất và lượng.

D. giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất.

Câu 12: câu nào sau đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng?

A. Lượng biến đổi dẫn đến chất biến đổi.

B. Mỗi lượng có chất riêng của nó.

C. Chất quy định lượng.

D. Cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.

Câu 13: Các Mác viết “Những thay đổi đơn thuần về lượng đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hoá thành sự khác nhau về chất”. Trong Câu này, Các Mác bàn về

A. nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

B. cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

C. xu thế phát triển của sự vật, hiện tượng.

D. khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng

Câu 14: Khi chất mới ra đời thì?

A. lượng cũ vẫn giữ nguyên.

B. lượng cũ bị xóa bỏ hoàn toàn.

C. lượng mất đi.

D. lượng cũ bị thay thế bằng một lượng mới tương ứng.

Câu 15: Cơ sở để so sánh sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác là?

A. thuộc tính bên trong, tiêu biểu của sự vật, hiện tượng.

B. tất cả các thuộc tính của sự vật, hiện tượng.

C. thuộc tính quy định về lượng.

D. thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng.

Câu 16: câu nào trong các Câu tục ngữ sau đây không nói về lượng và chất?

A. Dốt đến đâu học lâu cũng biết.

B. Có công mài sắt có ngày nên kim.

C. Miệng ăn núi lở.

D. Anh em như thể chân tay.

Câu 17: Luận điểm nào sau đây là sai, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?

A. Mỗi sự vật có nhiều thuộc tính.

B. Mỗi thuộc tính biểu hiện một mặt chất của sự vật.

C. Mỗi thuộc tính đóng vai trò là tính quy định về chất.

D. Mỗi sự vật chỉ có một thuộc tính quy định về chất.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 10 (GDCD 10) chọn lọc, có đáp án hay khác: