Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 11 (có đáp án): Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (phần 5)
Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 11 (có đáp án): Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (phần 5)
Câu 17: Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái lương tâm thanh thản?
A. Vui vẻ khi đã đóng góp tiền ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam.
B. Không vui với việc làm từ thiện của người khác.
C. Lễ phép với thầy cô.
D. Chào hỏi người lớn tuổi.
Câu 18: Để trở thành người có lương tâm, mỗi người cần phải
A. bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh.
B. bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
C. chăm chỉ làm việc nhà giúp cha mẹ.
D. lễ phép với cha mẹ.
Câu 19: Để trở thành người có lương tâm, học sinh cần thực hiện điều nào dưới đây?
A. Có tình cảm đạo đức trong sáng.
B. Hạn chế giao lưu với bạn xấu.
C. Chăm chỉ lao động.
D. Chăm chỉ học tập.
Câu 20: Sự coi trọng đánh giá cao của dư luận xã hội đối với mọi người phải dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó được gọi là
A. tự trọng.
B. danh dự.
C. hạnh phúc.
D. nghĩa vụ.
Câu 21: Hành vi nào dưới đây thể hiện người không có nhân phẩm?
A. Bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
B. Bán hàng đúng giá cả thị trường.
C. Giúp đỡ người nghèo.
D. ủng hộ đồng bào lũ lụt.
Câu 22: Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó có
A. tự trọng.
B. tự ái.
C. danh dự.
D. nhân phẩm.
Câu 23: Hiện nay, một số hộ nông dân sử dụng hóa chất cấm trong chăn nuôi. Em đồng tình với ý kiến nào sau đây?
A. Việc làm này giúp người nông dân tăng năng suất lao động.
B. Việc làm này giúp người nông dân rút ngắn thời gian chăn nuôi.
C. Việc làm này đi ngược lại với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
D. Việc làm này giúp người dân mua được thực phẩm rẻ hơn.
Câu 24: Vào giờ sinh hoạt lớp, cô giáo nói: “Sáng chủ nhật, lớp ta cử 15 bạn tham gia dự án trồng rừng ngập mặn”. Cô giáo lấy tinh thần xung phong của các bạn trong lớp, nhưng chỉ có lác đác một số bạn giơ tay. Nếu là học sinh trong lớp, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Chỉ tham gia khi cô giáo chỉ định.
B. Tìm sẵn lí do để từ chối khi cô giáo chỉ định.
C. Xung phong tham gia và vận động các bạn tham gia.
D. Lờ đi, coi như không biết.
Câu 25: Những người nghiện ma tuý thường đánh mất điều gì?
A. Hạnh phúc.
B. Nghĩa vụ.
C. Nhân phẩm và danh dự.
D. Lòng tự trọng.
Câu 26: Một học sinh mắc lỗi, bạn đã biết nhận lỗi, tiếp thu ý kiến góp ý của các bạn khác trong lớp, và sau đó bạn đã thực sự tiến bộ. Ta nói bạn học sinh đó có
A. lòng tự trọng.
B. hạnh phúc.
C. trách nhiệm.
D. nghĩa vụ.
Câu 27: Cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần là
A. danh dự.
B. hạnh phúc.
C. nhân phẩm.
D. lương tâm.
Câu 28: Chú công an không nhận tiền mãi lộ của dân. Hành vi đó nói lên điều gì?
A. Là người có lương tâm.
B. Là người có nhân phẩm.
C. Là người biết điều.
D. Là người có danh dự.
Câu 29: Câu tục ngữ nào sau đây nói về nhân phẩm?
A. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
B. Bền người hơn bề của.
C. Anh em như thể tay chân.
D. Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu 30: Khi nói đến hạnh phúc trước hết là nói đến hạnh phúc
A. của nhân loại.
B. của tập thể.
C. của xã hội.
D. cá nhân.
Câu 31: Hành vi nào dưới đây không phải là người có nhân phẩm?,
A. Nhặt được của rơi trả người bị mất
B. Giúp đỡ bạn bè lúc khó khăn, hoạn nạn
C. Bán hàng giả lừa dối những người mua hàng để trục lợi.
D. Quyên góp ủng hộ đồng bào miền trung bị lũ lụt.
Câu 32: Câu nói: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” thể hiện phạm trù nào của đạo đức học?
A. Nghĩa vụ
B. Lương tâm.
C. Lương tâm.
D. Hạnh phúc
Câu 33: Câu nói: “Danh dự quý hơn tiền bạc, mất danh dự là mất tất cả” thể hiện phạm trù nào của đạo đức học?
A Nghĩa vụ.
B. Lương tâm.
C. Danh dự.
D. Hạnh phúc.