Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 9 Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức (có đáp án) | Trắc nghiệm KTPL 10
Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 9 Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức (có đáp án) | Trắc nghiệm KTPL 10
Câu 1: Lịch sử phát triển của xã hội trải qua mấy hình thái kinh tế xã hội?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 2: câu nào sau đây không thể hiện con người là chủ thể của lịch sử?
A. Con người là sản phẩm của lịch sử.
B. Con người sáng tạo ra lịch sử của mình.
C. Con người là động lực của cuộc cách mạng xã hội.
D. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội.
Câu 3: Con người phải lao động, tạo ra của cải vật chất để
A. làm giàu.
B. tồn tại và phát triển.
C. sống tốt hơn.
D. thông minh hơn.
Câu 4: Con người là sản phẩm của
A. Thượng đế.
B. Âu cơ và Lạc Long Quân.
C. Tự nhiên.
D. Adam và Eva.
Câu 5: Theo C. Mác, để tồn tại và phát triển thì hành động lịch sử đầu tiên của con người là
A. ăn, uống, ở, mặc.
B. sản xuất ra tư liệu cần thiết cho cuộc sống.
C. làm những bộ trang phục thật đẹp.
D. tìm ra lửa để nấu chin thức ăn.
Câu 6: Đặc trưng nào sau đây giúp phân biệt con người với động vật?
A. Sản xuất ra của cải vật chất.
B. Có phản xạ với môi trường xung quanh.
C. Có phản ứng với môi trường xung quanh.
D. Thích nghi với môi trường xung quanh.
Câu 7: Hoạt động nào không chỉ tạo ra của cải vật chất đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội mà còn thúc đẩy trình độ phát triển xã hội?
A. Nghiên cứu khoa học.
B. Sản xuất ra của cải vật chất.
C. Học tập và sáng tạo.
D. Hoạt động chính trị xã hội.
Câu 8: Mục tiêu cao cả của xã hội xã hội chủ nghĩa là gì?
A. Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài để đất nước phát triển.
B. Xây dựng một đất nước phát triển để mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc.
C. Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài để mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
D. Xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Câu 9: Con người là kết quả và là sản phẩm của
A. xã hội.
B. giới tự nhiên.
C. lịch sử.
D. thượng đế.
Câu 10: Con người chỉ có thể tồn tại
A. trong môi trường tự nhiên.
B. ngoài môi trường tự nhiên.
C. bên cạnh giới tự nhiên.
D. không cần tự nhiên.
Câu 11: Hoạt động đặc trưng riêng chỉ có ở con người là
A. săn bắt.
B. hái lượm.
C. sản xuất của cải vật chất.
D. nuôi con.
Câu 12: Con người là sản phẩm của giới tự nhiên bởi con người
A. sống theo bản năng.
B. thích nghi thụ động với giới tự nhiên.
C. được tạo bởi một sức mạnh thần bí.
D. tồn tại và cùng phát triển cùng với tự nhiên.
Câu 13: Con người có thể và làm chủ và cải tạo thế giới khách quan bởi vì
A. con người có khả năng nhận thức, vận dụng và cải tạo thế giới khách quan.
B. ý chí con người có thể thay đổi được thế giới khách quan.
C. con người có thể phát huy tính năng động chủ quan để cải tạo thế giới khách quan.
D. thượng đế giúp con người chinh phục thế giới khách quan.
Câu 14: Lịch sử phát triển của tự nhiên và lịch sử phát triển xã hội có mối quan hệ với nhau như thế nào?
A. Khác nhau.
B. Giống nhau.
C. Cân bằng nhau.
D. Gắn bó với nhau.
Câu 15: Đặc điểm cơ bản nào sau đây không phải là đặc điểm của xã hội xã hội chủ nghĩa?
A. Xã hội văn minh nhân đạo.
B. Xã hội không còn tình trạng áp bức bóc lột.
C. Xã hội đề cao vai trò của những người sở hữu tư liệu sản xuất.
D. Xã hội quan tâm đến sự phát triển toàn diện con người.
Câu 16: Việc tạo ra công cụ lao động có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử loài người?
A. Lịch sử loài người phát triển lên một giai đoạn mới.
B. Con người đang dần chuyển hóa từ loài vượn cổ sang loài người.
C. Thỏa mãn các nhu cầu vật chất của con người.
D. Con người tự tách mình ra khỏi thế giới loài vật và chuyển sang thế giới loài người.
Câu 17: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Con người là chủ nhân của các giá trị vật chất.
B. Con người là động lực của mọi biến đổi xã hội.
C. Các vị thần đã quyết định các biến đổi lịch sử.
D. Con người sáng tạo ra lịch sử trên cơ sở nhận thức và vận động của quy luật khách quan.