X

1000 câu trắc nghiệm GDCD 10

Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 6 Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức (có đáp án) năm 2023 | Trắc nghiệm KTPL 10


Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 6 Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức (có đáp án) năm 2023 | Trắc nghiệm KTPL 10

Câu 18: Giữ lại những yếu tố tích cực còn thích hợp để phát triển cái mới là đặc điểm nào của phủ định biện chứng?

A. Tính kế thừa.

B. Tính khách quan.

C. Tính phát huy.

D. Tính phát triển.

Câu 19: Quá trình phủ định mà nguyên nhân nằm ngay trong bản thân của sự vật hiện tượng là đặc điểm nào của phủ định biện chứng?

A. Tính khách quan.

B. Tính chủ quan.

C. Tính phát triển.

D. Tính kế thừa.

Câu 20: Cái mới ra đời phải trải qua quá trình nào sau đây?

A. Can thiệp.

B. Đấu tranh.

C. Phân hóa.

D. Chọn lọc.

Câu 21: Quy luật nào sau đây giải thích khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng?

A. Mâu thuẫn.

B. Lượng chất.

C. Phủ định của phủ định.

D. Đấu tranh.

Câu 22: Quy luật chung của quá trình đấu tranh giữa cái cũ và cái mới là cái mới

A. sẽ chiến thắng cái cũ.

B. luôn luôn chiến thắng cái cũ.

C. chiến thắng cái cũ một cách dễ dàng.

D. và cái cũ nhường chỗ cho nhau.

Câu 23: Quan điểm nào sau đây là đúng khi nói về phủ định?

A. Phủ định của phủ định có tính khách quan và kế thừa.

B. Phủ định của phủ định hoàn toàn lặp lại cái ban đầu.

C. Phủ định của phủ định không có tính kế thừa.

D. Phủ định biện chứng là xóa bỏ hoàn toàn cái cũ.

Câu 24: Trường hợp nào sau đây là phủ định biện chứng?

A. Cam trồng được đem ăn hết.

B. Tiền làm ra tiếp tục đầu tư kinh doanh sinh ra tiền lời.

C. Lai tạo giống cho ra đời loại bưởi ngon.

D. Phá nhà cũ đi xây nhà mới.

Câu 25: Cái mới theo nghĩa triết học là

A. cái mới lạ so với cái trước.

B. cái ra đời sau so với cái trước.

C. cái phức tạp hơn so với cái trước.

D. cái ra đời sau tiên tiến hơn, hoàn thiện hơn cái trước.

Câu 26: Nhận định nào sau đây không phải là đặc trưng của phủ định siêu hình?

A. Cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng.

B. Do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài.

C. Sự phủ định không có tính khách quan, không có tính kế thừa.

D. Do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng.

Câu 27: Học sinh THPT phải học tập như thế nào để phù hợp với phủ định biện chứng?

A. Duy trì phương pháp học tập ở cấp THCS.

B. Tham khảo phương pháp học tập của bạn.

C. Luôn suy nghĩ để đổi mới phương pháp học tập.

D. Xoá bỏ hoàn toàn phương pháp học tập ở cấp THCS.

Câu 28:Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây không phải là nội dung của phủ định biện chứng?

A. Tre già măng mọc.

B. Uống nước nhớ nguồn.

C. Không thầy đố mày làm nên.

D. Có trăng phụ đèn.

Câu 29: Lênin viết: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn” bàn về

A. nội dung của sự phát triển.

B. điều kiện của sự phát triển.

C. cách thức của sự vân động và phát triển.

D. khuynh hướng vận động và phát triển.

Câu 30: V.I Lê-nin viết: “Cho rằng lịch sử thế giới phát triển đều đặn không va vấp, không đôi khi nhảy lùi những bước lớn là không biện chứng, không khoa học”. HiểuCâu nói đó như thế nào là đúng?

A. Sự phát triển diễn ra theo đường thẳng.

B. Sự phát triển diễn ra theo đường vòng.

C. Sự phát triển diễn ra theo đường xoáy trôn ốc.

D. Phát triển là quá trình phức tạp, quanh co, đôi khi cái lạc hậu lấn át cái tiến bộ.

Câu 31: Thành phố Hà Nội chủ trương xây dựng thành phố mới, có nhiều quan điểm khác nhau. Theo em ý kiến nào sau đây phù hợp với phủ định biện chứng?

A. Giữ phố cổ Hà nội nguyên vẹn như cũ.

B. Phá bỏ hoàn toàn phố cổ Hà nội để xây dựng thành phố mới phù hợp với quá trình đô thị hóa.

C. Bảo tồn và cải tạo phố cổ Hà nội đồng thời xây dựng thành phố mới phù hợp với quá trình đô thị hóa.

D. Xây dựng thủ đô Hà nội hoàn toàn mới.

Câu 32: Anh A có một người bác trước kia làm kinh doanh vận tải, thấy A có ý định mở công ty kinh doanh vận tải đường bộ, bố của A khuyên nên gặp bác để học hỏi kinh nghiệm. Nếu là A, em sẽ lựa chọn cách nào dưới đây?

A. Đến gặp để học hỏi kinh nghiệm rồi xây dựng kế hoạch kinh doanh cho mình.

B. Không đồng ý với bố vì nghĩ rằng những kinh nghiệm ấy đã cũ không còn phù hợp.

C. Không phản đối nhưng cũng không đến gặp vì nghĩ không học tập được gì.

D. Đến gặp bác B cho bố vui lòng nhưng không hỏi gì.

Câu 33: câu nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng?

A. Tre già măng mọc.

B. Uống nước nhớ nguồn.

C. Ăn cháo đá bát.

D. Cây có cội, nước có nguồn.

Câu 34: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về phủ định biện chứng?

A. Cái mới ra đời trong lòng cái cũ.

B. Cái mới ra đời kế thừa yếu tố tích cực cái cũ,

C. Sự phủ định nằm trong bản thân sự vật hiện tượng.

D. Con người sử dụng hóa chất độc hại tiêu diệt sinh vật.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 10 (GDCD 10) chọn lọc, có đáp án hay khác: